“Bơm” 1,ơmtỷmuaTincomPhápVânthượngđếngậmđắngnuốbóng đá.com3 tỷ cho chủ đầu tư, chỉ đòi được 100 triệu đồng Mới đây, Chất lượng Việt Namnhận được đơn kêu cứu của ông T. D. N. (bán đảo Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) liên quan tới số tiền 1.350.400.000 đồng ông “trót dại” hùn vốn đầu tư vào Dự án Chung cư Tincom Pháp Vân từ những năm 2010. Cụ thể, vào cuối năm 2009, vợ chồng ông N. có đặt cọc tiền mua căn hộ tại dự án Tòa nhà Chung cư Tincom Pháp Vân do Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Thăng Long làm chủ đầu tư. Đáng nói, công ty này đã ủy quyền cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Quản lý tài sản Thế hệ mới ký hợp đồng “ủy thác đầu tư” với khách hàng. Tin tưởng và tôn trọng hợp đồng đã ký, vợ chồng ông N. đã chuyển góp vốn ủy thác cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Quản lý tài sản Thế hệ mới số tiền tổng cộng tính đến thời điểm ngày 15/11/2010 là 1,354 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo ông N., sau khi ông hoàn thành nghĩa vụ góp vốn, Công ty Cổ phần Đầu tư và Quản lý tài sản Thế hệ mới và Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Thăng Long không hề thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, triển khai dự án xây dựng Tincom Pháp Vân một cách trì trệ, kém hiệu quả. Đơn kêu cứu khẩn cấp gửi báo Chất lượng Việt Nam của ông N..Mất niềm tin vào chủ đầu tư, ngày 05/5/2013, ông N. làm đơn đề nghị thoái vốn gửi 2 công ty này. Không lâu sau đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Thăng Long đã liên tiếp có thư trả lời xác nhận việc ông N. góp vốn với số tiền 1.350.400.000 đồng và cam kết thoái vốn trong thời gian sớm nhất. Nhưng đến tận ngày 19/02/2014, sau rất nhiều lần trốn tránh, cuối cùng Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Thăng Long mới có thư thông báo về lộ trình thoái vốn cho ông N., đồng thời thực hiện việc thoái vốn lần 01 cho ông với số tiền: 100.000.000 đồng. Lộ trình thoái vốn ghi rõ, số lần thoái vốn là 04 lần, lần cuối cùng vào ngày 20/5/2014. Tuy nhiên, “đến thời điểm hiện tại (đầu tháng 4/2016), chúng tôi vẫn không hề nhận được bất cứ khoản tiền nào khác hay văn bản thông báo nào từ phía công ty theo đúng lộ trình”, ông N. cho biết. ông N. cho rằng: “Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Thăng Long và Công ty Cổ phần Đầu tư và Quản lý tài sản Thế hệ mới đã vi phạm nghiêm trọng đạo đức kinh doanh, có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự”. “Hành vi này đã gây thiệt hại rất lớn đến cuộc sống của các cán bộ hưu trí như chúng tôi. Không chỉ chúng tôi mà còn có rất nhiều hộ gia đình khác cũng bị rơi vào tình trạng quẫn bách sau khi thực hiện Hợp đồng ủy thác đầu tư nêu trên”, ông N. nhấn mạnh. Chủ đầu tư kêu khó, “né” trách nhiệm Trong buổi làm việc với Chất lượng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Trường – đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Thăng Long cho hay, ông N. không phải trường hợp duy nhất muốn thoái vốn khỏi dự án này. Từ năm 2012, cũng có một số khách hàng của Tincom Pháp Vân có nhu cầu xin rút vốn. “Với gia đình ông N., công ty đã có công văn trả lời và đã khắc phục bằng cách chi trả một phần tiền. Từ năm 2013, công ty đã cố gắng hợp tác để chi trả tiền cho ông N., nhưng do thị trường bất động sản không được thuận lợi cho lắm nên…”, ông Trường nói. Đại diện công ty này thông tin thêm, tiền của ông N. giờ công ty đã đổ vào xây dựng dự án. Thế nhưng, sau 6 năm kể từ ngày nhận đủ tiền của “thượng đế”, dự án hiện mới hoàn thành khoảng 20% tiến độ. Ông Trường thừa nhận: “Chắc chắn tiến độ đó đã bị chậm so với hợp đồng đã ký trước kia, dù trước đây chúng tôi không nêu cụ thể thời gian bàn giao nhà. Đến giờ dự án vẫn đang được triển khai, nhưng nếu các khách hàng như ông N. không có nhu cầu mua nữa thì công ty sẽ cố gắng đẩy mạnh bán hàng để chi trả tiền cho họ”. Dự án Tincom Pháp Vân sau 6 năm khởi công mới chỉ xây được 20% tiến độ.Theo lộ trình ông Trường tiết lộ, tới giữa tháng 5 hoặc tháng 6, công ty sẽ tiếp tục chi trả thêm một khoản tiền cho ông N.. “Chúng tôi không hề trốn tránh trách nhiệm trả tiền, vẫn đang cố trả. Tuy nhiên, thị trường bất động sản thời gian vừa qua đóng băng, rất khó cho doanh nghiệp…”, ông Trường nhấn mạnh. Khi được hỏi tại sao lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư và Quản lý tài sản Thế hệ mới – đơn vị đứng ra huy động vốn từ khách hàng cho Tincom Pháp Vân lại “đem con bỏ chợ”, không chịu lên tiếng phản hồi khách hàng và căn cứ pháp lý để hai công ty “đẻ” ra “Hợp đồng ủy thác đầu tư”, ông Trường cho hay: “Cái này tôi không rõ”. Với mong muốn làm sáng tỏ tính pháp lý trong việc chủ đầu tư và Công ty Cổ phần Đầu tư và Quản lý tài sản Thế hệ mới “bắt tay” nhau huy động vốn của khách hàng, PV đã cố gắng nhiều lần liên hệ, điện thoại, nhắn tin tới số điện thoại của Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Thăng Long, ông Thang Văn Lương nhưng vị này không hồi âm. Được biết ngoài Pháp Vân Tincom, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Thăng Long còn là chủ đầu tư của dự án sắp “trình làng” Chung cư Imperial Plaza 360 Giải Phóng. Dự án mới này là Tổ hợp khu nhà ở cao cấp, văn phòng và trung tâm thương mại được xây dựng trên diện tích đất khoảng 3,6 ha. Công ty này đã khởi công xây dựng dự án từ quý IV/2015, thời gian dự kiến hoàn thành vào quý II/2017. Theo quan sát của phóng viên tại khu đất ở 360 Giải Phóng (Hà Nội), nhiều phần việc của dự án vẫn đang nằm trên giấy, nhưng công ty đã rầm rộ quảng bá, thậm chí mở bán dự án này. Theo các chuyên gia đánh giá, việc Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Thăng Long chậm trễ trong việc triển khai tiến độ dự án Tincom Pháp Vân, cộng thêm với chuyện chây ỳ trong việc trả tiền huy động vốn cho khách hàng đã thể hiện sự không chuyên nghiệp của một chủ đầu tư bất động sản, gây mất niềm tin cho những người mua nhà. Với cách hành xử thiếu tôn trọng và không giữ chữ “tín” với khách hàng như trên, những ai đang có ý định bỏ số tiền bao năm chắt chiu của mình ra để mua căn hộ tại dự án 360 Giải Phóng có nên suy nghĩ lại? Dự án Tincom Pháp Vân đã từng để sắt rỉ “đủ 6 năm” mới xây móng, thử hỏi liệu “thượng đế” nào còn muốn bắt tay với Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Thăng Long? Dương Phương Ngọc Gần 9.000 lít chất lỏng vừa bị bắt là xăng máy bay quân sự? |