当前位置:首页 > World Cup

【tỷ lệ cá cược bóng đá ma cao】Đề nghị cấp bù chênh lệch lãi suất 2.500 tỷ đồng cho VDB từ vốn đầu tư công

Một số ngân hàng vượt trần tín dụng hàng nghìn tỷ đồng
Ngân hàng chấp nhận giảm lãi để hỗ trợ khách hàng
Ngân hàng Nhà nước trở thành hội viên của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS)
Đề nghị cấp bù chênh lệch lãi suất 2.500 tỷ đồng cho VDB từ vốn đầu tư công
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách (TCNS) của Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị trong phiên thảo luận chiều nay, các đại biểu tập trung thảo luận căn cứ pháp lý, sự cần thiết cho phép sử dụng 2.500 tỷ đồng để cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý cho Ngân hàng phát triển Việt Nam.

Trình bày báo cáo thẩm tra về việc giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2016-2020 cho VDB tại phiên họp Quốc hội sáng nay, 11/11, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách (TCNS) của Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Ủy ban TCNS nhận thấy, thực hiện khoản 2 Điều 7 Nghị quyết số 26/2016/QH14 về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, Chính phủ đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung giao kế hoạch trung hạn cho VDB.

Nội dung này đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến và đề nghị Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 xem xét, quyết định việc sử dụng 2.500 tỷ đồng trong tổng số 9.015 tỷ đồng dự kiến cấp vốn điều lệ cho VDB để thanh toán phần còn thiếu cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý đến ngày 31/12/2018 cho VDB.

Đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 48/QĐ-TTg ngày 31/7/2019 phê duyệt “Đề án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của VDB giai đoạn 2019-2021”. Chính phủ đã xác định chênh lệch lãi suất và phí quản lý thuộc nghĩa vụ của ngân sách Trung ương phải cấp bù cho VDB.

Do đó, Ủy ban TCNS cho rằng, việc Chính phủ trình bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn (KHĐTCTH) giai đoạn 2016-2020 cho VDB là thực hiện đúng Nghị quyết của Quốc hội, Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và việc trình Quốc hội xem xét, quyết định là đúng thẩm quyền.

Đa số ý kiến trong Ủy ban TCNS nhất trí với đề xuất của Chính phủ vì 4 lý do.

Thứ nhất, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ đã ban hành quyết định số 48/QĐ-TTg ngày 31/7/2019 phê duyệt “Đề án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của VDB giai đoạn 2019-2021”.

Thứ hai, Chính phủ đã rà soát, báo cáo số phải thanh toán, số đã bố trí trong kế hoạch vốn đầu tư, số còn thiếu trong kế hoạch vốn đầu tư và nguồn lực thực hiện, trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Thứ ba, việc thanh toán số vốn thuộc trách nhiệm của ngân sách Trung ương do chưa bố trí đủ để cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý đến ngày 31/12/2018 của VDB theo quy định của pháp luật là cần thiết để bảo đảm thanh khoản và an toàn hoạt động của VDB.

Thứ tư, về nguồn lực đảm bảo, theo Tờ trình, trong dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2020, Chính phủ đã bố trí 2.500 tỷ đồng cho VDB nên đề xuất của Chính phủ không làm tăng bội chi NSNN.

“Vì vậy, Ủy ban TCNS tán thành việc trình Quốc hội cho phép sử dụng 2.500 tỷ đồng để cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý cho VDB, đồng thời, đề nghị việc thanh toán phải căn cứ vào số liệu được Kiểm toán Nhà nước xác nhận”, Chủ nhiệm Nguyễn Đức Hải nói.

Có ý kiến đề nghị bố trí để thanh toán dứt điểm số tiền NSNN cấp bù chênh lệch lãi suất, phí quản lý còn thiếu đến ngày 31/12/2018 đối với VDB là 7.225,093 tỷ đồng.

Có ý kiến cho rằng, VDB trong nhiều năm qua hoạt động chưa hiệu quả, đề nghị trước khi bố trí vốn cho VDB cần xem xét, đánh giá lại tính hiệu quả trong hoạt động và mô hình tổ chức của VDB trong bối cảnh hiện nay, bảo đảm tính hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí trong sử dụng nguồn lực đầu tư từ NSNN.

Từ những ý kiến nêu trên, Ủy ban TCNS đề nghị Quốc hội xem xét, cho phép sử dụng 2.500 tỷ đồng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 để cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý đến ngày 31/12/2018 cho VDB và đề nghị đưa nội dung này vào Nghị quyết về dự toán NSNN năm 2021.

分享到: