当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【lich thi dau seria】Hậu Giang tăng cường cải cách hành chính, hỗ trợ nhà đầu tư

Top 5 trong Vùng ĐBSCL về thu hút FDI

Là tỉnh “trẻ” (thành lập từ năm 2004),ậuGiangtăngcườngcảicáchhànhchínhhỗtrợnhàđầutưlich thi dau seria điều kiện kinh tế- xã hội còn khó khăn, nhưng Hậu Giang đang nằm trong top 5 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về thu hút vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài (FDI).

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hậu Giang, tính đến nay, tỉnh Hậu Giang thu hút được 29 dự ánFDI, với tổng vốn đăng ký đầu tư là 808,563 triệu USD. Trong đó, doanh nghiệpcó 100% vốn đầu tư nước ngoài là 16 doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký 642,665 triệu USD và 13 doanh nghiệp liên doanh, có tổng vốn đăng ký 165,897 triệu USD. Bình quân số vốn đầu tư mỗi dự án FDI của Hậu Giang là gần 28 triệu USD, cao hơn mức bình quân của vùng ĐBSCL (trên 14 triệu USD/dự án). Các dự án FDI tại Hậu Giang đến từ 10 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia..., giải quyết việc làm cho hơn 10.000 lao động.

Một góc TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Lý Anh Lâm

Triển vọng trong thời gian tới, Hậu Giang sẽ có sự bứt phá về thu hút FDI khi mới đây, tỉnh này vừa tiếp nhận đăng ký đầu tư 2 dự án FDI có quy mô vốn trên 3,7 tỷ USD vào lĩnh vực năng lượng. Đó là Dự án Nhà máy năng lượng mặt trời Jinko Solar Việt Nam - Hậu Giang, do Công ty TNHH Phát triển quốc tế Jinko Solar (Hồng Kông) đăng ký đầu tư tại xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, với mục tiêu là sản xuất điện thương phẩm từ năng lượng mặt trời.

Ông James Gia Co, Giám đốc Dự án cho biết: “Theo kế hoạch, Tập đoàn Jinko Solar dự kiến triển khai thi công Dự án Nhà máy năng lượng mặt trời Jinko Solar Việt Nam - Hậu Giang vào cuối năm 2017, với diện tích dự án khoảng 50 ha, công suất thiết kế 40 MW, tổng chi phí dự kiến là 70 triệu USD, theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào năm 2018”.

Thứ hai là Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 3 của Công ty cổ phần Đầu tư phát triển năng lượng Việt Lào, đại diện cho Tổ hợp các nhà đầu tư bao gồm: Công ty cổ phần Đầu tư  Đèo Cả, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển năng lượng Việt Lào và Công ty TNHH Xây dựng - Thủy lợi - Cầu và Đường Phongsubthavy (doanh nghiệp có trụ sở chính đặt tại thủ đô Viêng Chăn - Lào).

Nhà đầu tư đề xuất địa điểm thực hiện Dự án tại Trung tâm Điện lực Sông Hậu (xã Phú Hữu A, huyện Châu Thành). Mục tiêu của Dự án là đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện để cung cấp điện thương phẩm hòa vào mạng lưới điện quốc gia, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tiêu thụ năng lượng điện. Công suất thiết kế của Nhà máy khoảng 2.000 MW (3 x 660 MW); sản lượng tiêu thụ hàng năm là 13 tỷ kWh/năm. Diện tích đất dành cho Dự án là 117,08 ha, tổng mức đầu tư của Dự án dự kiến là 81.000 tỷ đồng (tương đương 3,636 tỷ USD), 100% từ nguồn vốn của nhà đầu tư.

Về thu hút đầu tư trong nước, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có 490 dự án đầu tư, với tổng số vốn đăng ký là 123.061 tỷ đồng. Trong đó, có nhiều tập đoàn, tổng công ty lớn đã có mặt tại Hậu Giang, như: Tập đoàn Masan với Nhà máy Masan Brewery HG (nhãn hiệu bia “Sư tử trắng”) với công suất thiết kế ban đầu là 100 triệu lít bia/năm, tổng vốn đầu tư trên 1.600 tỷ đồng; Tập đoàn Tân Hiệp Phát với Dự án Nhà máy Number One Hậu Giang, là nhà máy nước giải khát lớn nhất vùng Tây Nam bộ, với tổng vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng; Công ty cổ phần AquaOne Hậu Giang với Nhà máy cung cấp nước sạch cho Khu công nghiệp Sông Hậu và các địa phương lân cận, quy mô công suất giai đoạn I là 100.000 m3/ngày, với tổng vốn đầu tư là 1.900 tỷ đồng...

Số lượng và chất lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang ngày càng lớn mạnh và tính chuyên nghiệp cao. Tỉnh Hậu Giang hiện có 4.200 doanh nghiệp có tổng vốn đăng ký trên 45.000 tỷ đồng. Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2017, quy mô vốn đăng ký của doanh nghiệp Hậu Giang tăng lên đáng kể, gấp 2,4 lần về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước, với số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 6,13 tỷ đồng (cùng kỳ là 2,07 tỷ đồng). Đây là tín hiệu vui, cho thấy doanh nghiệp tin tưởng vào môi trường kinh doanh của tỉnh.

Cải cách hành chính theo hướng phục vụ

Trong thời gian qua, tỉnh Hậu Giang tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, trong đó chú trọng công tác cải cách hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp. Tỉnh đang thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” trên tất cả các lĩnh vực, nhằm xây dựng ngày càng tốt hơn nền hành chính công theo hướng phục vụ; hiện đại hóa quy trình cấp phép qua mạng, nâng cao hiệu quả của hệ thống một cửa điện tử trong các lĩnh vực quản lý nhà nước như: thuế, cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký quyền sử dụng đất…

Theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay, thời gian thực hiện các thủ tục hành chính ở Hậu Giang đã được rút ngắn đáng kể. Cụ thể, về cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp giảm xuống chỉ còn trung bình 1,5 ngày (quy định là 3 ngày), thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh là 0,5 ngày; thời gian cấp chủ trương đầu tư giảm xuống chỉ còn trung bình 15 ngày (quy định là 32 ngày); thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư giảm xuống chỉ còn trung bình 2 ngày (quy định là 5 ngày); cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp giao đất, cho thuê đất giảm so với quy định; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp chuyển nhượng, chuyển mục đích quyền sử dụng đất giảm so với quy định. Trong lĩnh vực công thương (cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu…) trung bình là 3 ngày (quy định là 15 ngày).   

Ông Đồng Văn Thanh, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang cho biết: “Hậu Giang đã và đang tập trung vào thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, quy hoạch để thu hút các dự án đầu tư hiệu quả vào địa bàn. Tỉnh dành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi và hỗ trợ nhà đầu tư như: miễn giảm thuế, miễn giảm tiền thuê đất; giải quyết nhanh các thủ tục cho nhà đầu tư; hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đăng ký chủ trương, cấp giấy chứng nhận đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp triển khai thực hiện các dự án sau cấp phép”.

Ý kiến - Nhận định:

"Hậu Giang có nhiều lợi thế nổi trội"

Ông Trần Quý Thanh, TGĐ Tập đoàn Tân Hiệp Phát



Nhà máy Nước giải khát Number One Hậu Giang được xây dựng vào cuối năm 2013, nằm trong chiến lược mở rộng đầu tư của Tập đoàn Tân Hiệp Phát tại thị trường Đồng bằng sông Cửu Long. Trước đó, chúng tôi đã khảo sát nhiều địa phương trong khu vực và quyết định lựa chọn Hậu Giang để đầu tư nhà máy nước giải khát lớn nhất miền Tây, bởi nhận thấy tỉnh này có nhiều lợi thế nổi trội như: hệ thống giao thông thủy bộ thuận lợi vì nằm cạnh TP. Cần Thơ, giảm chi phí vận chuyển, hậu cần, được ưu đãi đầu tư… Qua đó, đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng, tăng lợi thế cạnh tranh.n

"Chính sách thu hút đầu tư rõ ràng"

Ông Lưu Văn Nguyện, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Dầu khí Bình Minh





Hậu Giang có chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư rõ ràng, minh bạch và các địa phương của tỉnh hầu hết đều thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nên các dự án đầu tư tại đây được hưởng mức ưu đãi đầu tư cao nhất.

Thêm nữa, thông qua các cuộc làm việc, tiếp xúc với các cơ quan, ban, ngành của tỉnh Hậu Giang, chúng tôi nhận thấy Hậu Giang còn có thêm một lợi thế nữa, đó là: sự thân tình, cởi mở và tận tâm trong việc hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp từ những việc nhỏ nhất như các thủ tục hành chính đến những cơ chế về đất đai, hạ tầng, đúng như phương châm: “Doanh nghiệp khó, có chính quyền” mà Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đã đưa ra.

"Tỉnh Hậu Giang có nhiều tiềm năng phát triển điện mặt trời"

Ông James Gia Co, Giám đốc Dự án - Tập đoàn Jinko Solar





Tập đoàn Jinko Solar có trụ sở chính ở Hồng Kông, là công ty tiên phong trong lĩnh vực tái tạo năng lượng sạch. Trong thời gian qua, chúng tôi đã làm việc và tham vấn ý kiến của nhiều đơn vị tư vấn, có kinh nghiệm để đưa ra sự lựa chọn tối ưu cho chiến lược phát triển của mình. Sau nhiều đợt khảo sát, nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, Hậu Giang có nhiều tiềm năng để phát triển điện mặt trời. Cụ thể, địa bàn huyện Phụng Hiệp là nơi thuận lợi để đầu tư Dự án Nhà máy điện mặt trời Jinko - Hậu Giang. Thêm vào đó, chính sự thân thiện, tiếp đón nồng hậu của lãnh đạo chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn càng tiếp thêm động lực để chúng tôi quyết tâm đầu tư dự án.

分享到: