【xem truc tiep bong da k+】Xuất khẩu thủy sản: Khó giữ đà tăng trưởng?
Nhiều dư địa cho xuất khẩu thủy sản | |
Doanh nghiệp thuỷ sản vẫn "khó" khâu kiểm dịch,ấtkhẩuthủysảnKhógiữđàtăngtrưởxem truc tiep bong da k+ mong mau gỡ "thẻ vàng" | |
Xuất khẩu thủy sản trên đà phục hồi |
Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ. Ảnh: TTXVN |
Vượt khó để xuất khẩu
Trong thời gian qua, các DN XK thủy sản được đánh giá có nhiều nỗ lực vượt khó để XK, kim ngạch XK sang nhiều thị trường tăng trưởng rất tốt. Thị trường EU là một điển hình, đây là thị trường XK thuỷ sản lớn thứ 4 của Việt Nam, sau Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc, chiếm trên tỷ trọng 11%. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm 2021, XK thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU tăng 20% đạt trên 486 triệu USD, trong đó, XK các sản phẩm hải sản khai thác tăng 24% đạt 154 triệu USD (chiếm 32%), thuỷ sản nuôi trồng tăng 18% đạt 333 triệu USD (chiếm 68%). Trong số các mặt hàng thủy sản XK sang EU, mặt hàng tôm chiếm tỷ trọng cao nhất với 52,5% tổng kim ngạch thuỷ sản sang EU với 256 triệu USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo phân tích của bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm VASEP.PRO, thị trường EU hiện là thị trường XK thuỷ sản lớn thứ 4 của Việt Nam. Trong đó, những thị trường chi phối trong khối này là Hà Lan, Đức, Bỉ, Italy là những thị trường chính tiêu thụ tôm và cá ngừ của Việt Nam.
Không chỉ vậy, nhiều mặt hàng XK chủ lực tăng cao ở nhiều thị trường. Nửa đầu năm 2021, XK tôm Việt Nam đạt 1,7 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2021. XK sang các thị trường chính, trừ Trung Quốc đều tăng trưởng tốt. Đây là nỗ lực lớn của DN XK tôm Việt Nam kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện cho đến nay. Dự kiến tốc độ tăng trưởng XK tôm Việt Nam trong tháng 7, sẽ giảm nhẹ do tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước diễn biến phức tạp và biến chủng Delta phát triển trên thế giới.
Theo bà Nguyễn Hà, chuyên gia thị trường cá ngừ của VASEP, tính riêng trong tháng 6/2021, xuất khẩu mặt hàng cá ngừ sang các thị trường nhập khẩu chính đều tăng trưởng khả quan, trừ Nhật Bản giảm 0,8% và Israel giảm 9%. Các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đã xuất khẩu được sang 103 thị trường trên thế giới. Hiện, Việt Nam là nguồn cung cá ngừ lớn thứ 2 cho thị trường Mỹ. Tính đến hết tháng 6/2021, tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Mỹ đạt 153 triệu USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, do tác động của dịch bệnh, giá cước vận chuyển tăng mạnh, đã làm giảm khả năng cạnh tranh của các nhà cung cấp cá ngừ từ châu Á, trong đó có Việt Nam, cho thị trường Mỹ. Do đó, mặc dù xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này vẫn tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng trưởng đang chậm lại.
Lo đứt gãy chuỗi sản xuất
Hiện nay, thủ phủ chế biến, XK thủy sản tại ĐBCSL đang bùng phát dịch Covid-19, không ít DN thủy sản đã ngưng hoạt động do có ca nhiễm. Dịch bệnh Covid-19 đang là mối lo của tất cả các nhà máy chế biến, XK ở ĐBSCL. Mặc dù đã chuẩn bị cho kịch bản ứng phó rất kỹ càng nhưng cũng không tránh khỏi lo lắng. Trong khi đó từ khâu nuôi trồng đến chế biến và XK đều đang phải gấp rút chạy cho kịp các đơn hàng XK. Nếu chỉ cần một khâu bị đứt gãy thì thiệt hại sẽ kéo theo chuỗi giá trị từ DN - người nông dân - công nhân đều bị sụp đổ.
Theo VASEP, XK thủy sản sang nhiều thị trường khó giữ được đà tăng trưởng. Bà Lê Hằng phân tích, hiện kinh tế các nước EU đang hồi phục nhờ những chuyển biến tích cực sau chương trình tiêm phòng vắc xin chống Covid-19 và các gói hỗ trợ sau đại dịch. Nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản từ thị trường EU bắt đầu tăng mạnh từ tháng 3/2021 và dự báo sẽ tiếp tục khởi sắc trong nửa cuối năm. Việt Nam có thể nắm bắt được cơ hội này đẩy mạnh XK sang thị trường EU nếu nhanh chóng kiểm soát được dịch Covid -19 đang bùng phát ở TPHCM và một số tỉnh ĐBSCL.
Tuy nhiên, với thực trạng diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 như hiện nay, một số doanh nghiệp thủy sản đã phải tạm ngừng hoạt động do có ca F0, cùng với vấn đề thẻ vàng IUU, XK thuỷ sản sang EU nửa cuối năm không thể duy trì tăng trưởng như nửa đầu năm. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam dự báo, ước tính XK thuỷ sản sang EU nửa cuối năm sẽ đạt khoảng 600 triệu USD, tăng 8% so với cùng kỳ, đưa kết quả XK cả năm 2021 lên 1,087 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2020.
Có thể thấy, XK thủy sản của Việt Nam sang nhiều thị trường vẫn tiếp tục vượt khó để tăng trưởng. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng XK sang các thị trường lại đang chậm lại. Theo phản ánh từ các doanh nghiệp XK, chi phí vận chuyển tăng đang khiến cho rất nhiều đơn hàng bị dồn ứ lại không xuất khẩu được. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 bùng phát tại TPHCM và lan ra nhiều địa phương ĐBCSL khiến sản xuất của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Do vậy, để duy trì sản xuất, XK, mong muốn lớn nhất của DN thời điểm hiện nay chính là sớm được ưu tiên tiếp cận nguồn vắc xin bởi đặc thù ngành thủy sản làm việc chủ yếu trong môi trường lạnh thì mối nguy lây nhiễm càng lớn.
相关文章
Nhận định, soi kèo Lecce vs Genoa, 21h00 ngày 5/1: Tự tin trên sân khách
Nhận định bóng đá Lecce vs Genoa hôm nayLecce tiếp đón Genoa trên s2025-01-26- (BDO) Ngày 13-6, tại hồ bơi Thế Cường, Trung tâm Văn hóa thông tin-Thể thao phối hợp với Phòng Giáo2025-01-26
- Khởi công Dự ánĐường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái (Quảng Ninh), với vốn đầu tư11.195 tỷ đồng. Ảnh: Tha2025-01-26
Đà Nẵng gọi vốn chất lượng cao từ Nhật Bản
Hôm nay, 30/11, UBND TP. Đà Nẵng đã tổ chức Hội thảo Xúc tiến đầu tưv&agr2025-01-26Điều tra nguyên nhân nước suối Đá Bàn ở Đắk Nông bị nhuộm màu đen kịt
XEM CLIP:Cơ quan chức năng kiểm tra mức độ ô nhiễm ở suối Đá BànNgày 22/82025-01-26TP.HCM chấp thuận tạm ứng 39 tỷ đồng cho Ban quản lý Đường sắt đô thị
Tuyến metro số 1 đang trong giai đoạn hoàn thiện đường hầm.Trước đó, Ban Quản lý Đường sắt đô thị Th2025-01-26
最新评论