当前位置:首页 > Cúp C1 > 【nhận định bóng đá hôm nay bongdanet】Ra mắt bản dịch tiếng Việt sách "Tiểu luận về nghệ thuật An Nam"

【nhận định bóng đá hôm nay bongdanet】Ra mắt bản dịch tiếng Việt sách "Tiểu luận về nghệ thuật An Nam"

2025-01-10 15:32:49 [Ngoại Hạng Anh] 来源:88Point

Ra mắt bản dịch tiếng Việt sách "Tiểu luận về nghệ thuật An Nam"

(Dân trí) - Trong cuốn sách "Tiểu luận về nghệ thuật An Nam", tác giả đã nỗ lực phác họa một bức tranh tổng quát về mỹ thuật, kiến trúc, nghi lễ và văn hóa Việt Nam.

Tháng 2, Nhã Nam ra mắt bản dịch tiếng Việt của cuốn sách Tiểu luận về nghệ thuật An Nam của Louis Bezacier.

Louis Bezacier là một trong số ít học giả đặt những viên gạch đầu tiên cho việc nghiên cứu lịch sử mỹ thuật Việt Nam và có sức ảnh hưởng sâu sắc đối với chuyên ngành này.

Tác giả tự nhận thức rằng công việc mà ông làm là nhặt nhạnh từng hạt ngọc, so sánh, đối chiếu, giám định, khảo tả và phân tích, rồi tổng hợp lại để tạo nên chuỗi vòng nghệ thuật An Nam. Đó là chuỗi vòng có 11 thế kỷ tồn tại.

Bằng những cứ liệu vật chất, ông cho rằng chỉ từ cuối thế kỷ IX mới có những yếu tố cụ thể, xác đáng cho lịch sử nghệ thuật An Nam. Từ những nghiên cứu của ông, các học giả Việt Nam trong thế kỷ XX - XXI đã triển khai hàng loạt chuyên luận. 

Bìa sách "Tiểu luận về nghệ thuật An Nam" (Ảnh: Nhã Nam).

Điều đáng lưu ý trong luận điểm của Bezacier là phác thảo về một nền nghệ thuật tôn giáo, đúng hơn là nghệ thuật đa tôn giáo của Việt Nam thời kỳ tiền hiện đại.

Trong đó, nghệ thuật quân sự, tang lễ và thái miếu, lăng mộ thuộc về Nho giáo. Tháp Phật, tháp mộ và tượng pháp thuộc nghệ thuật Phật giáo.

Với góc nhìn từ chủ thể văn hóa, Bezacier coi các công trình nghệ thuật (dù là kiến trúc, điêu khắc, hay hội họa, nghi lễ…) như là những dạng thức thể hiện khác nhau của thực hành tôn giáo và tín ngưỡng dân gian.

Ông đã đưa ra một nhận định quan trọng về đình làng. Đó là loại hình kiến trúc An Nam duy nhất dựng trên cột trụ nhà sàn, khác với truyền thống kiến trúc Trung Hoa và gần với kiến trúc bản địa Nam Á.

Ảnh hưởng của Louis Bezacier trong văn hóa Việt Nam được thể hiện qua cách ông khảo tả các đồ án mỹ thuật, mà cho đến nay, đã trở thành các thuật ngữ.

Lối khảo tả chân chất của ông về con rồng thời Lý được định danh thành "rồng hình giun/rồng giun", "rồng dây". Nguyên ủy, rồng thời Lý thường có nhịp uốn khúc rất gấp, với đặc điểm dạng uốn khúc uyển chuyển và mảnh mai như dây leo.

Nhưng cách dùng chữ "rồng giun" của Bezacier khiến người Việt ngày nay vẫn còn sử dụng như là "khái niệm" và được đưa vào nhiều sáchnghiên cứu, giáo trình.

Cuốn sách phác họa bức tranh tổng quát về mỹ thuật, kiến trúc, nghi lễ và văn hóa Việt Nam (Ảnh: Nhã Nam).

Một điểm quan trọng mà Louis Bezacier đưa ra trong Tiểu luận về nghệ thuật An Namlà phản biện lại luận điểm cho rằng nghệ thuật An Nam chỉ là "một bản sao lỗi", là "nghệ thuật thuộc địa" phái sinh từ nghệ thuật Trung Hoa.

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhiều học giả (cả Nho học lẫn Tây học) cho rằng nghệ thuật An Nam chỉ là một cành nhánh của nghệ thuật Trung Hoa.

Từ quan điểm của thuyết giống nòi và thuyết tiến hóa xã hội, Bezacier đã phối hợp với thuyết di cư và phương pháp so sánh văn hóa để cho rằng nền nghệ thuật An Nam là một nghệ thuật đa nguyên với giao cắt phức hợp, nhiều màu.

Ông đã tuyên bố xóa bỏ cách nhìn đơn sắc và đơn tuyến về lịch sử nghệ thuật Việt Nam.

Hơn nữa, ông nhận xét nếu kiến trúc Chăm chỉ là những dạng phế tích (đã chết), thì nghệ thuật An Nam với những công trình kiến trúc tâm linh và thực hành tín ngưỡng, là một nền nghệ thuật đang sống, đang tồn tại, với nhiều biểu hiện đa dạng và sống động.

Dựa vào các tư liệu văn bia tại đền vua Đinh có niên đại xác tín (1607, 1610) và các tác phẩm điêu khắc cùng thời kỳ, Louis Bezacier giám định các tác phẩm điêu khắc ở đây có niên đại vào thế kỷ XVII.

Những nhận định này là hoàn toàn xác đáng, khả tín và cho đến nay đã trở thành chân lý.

Louis Bezaciertheo học trường Mỹ thuật Paris từ năm 1926 và tham gia các tiết học về kiến trúc tại xưởng Defrasse-Madeline 1931-1932.

Ông đến Hà Nội ngày 3/10/1935, đảm nhiệm vai trò bảo tồn các công trình ở Bắc Kỳ, rồi ở miền Trung Việt Nam, khu vực địa lý rộng hơn Bắc Kỳ tính thêm cả phần lớn lãnh thổ vương quốc Champa cũ.

Một số tác phẩm tiêu biểu của Louis Bezacier: L'Architecture religieuse au Tonkin(Kiến trúc tôn giáo ở Bắc Kỳ, 1938), L'art et les constructions militaires annamites(Nghệ thuật và các công trình quân sự An Nam, 1941), Le panthéon bouddhique des pagodes du Tonkin(Điện thờ Phật giáo trong các chùa ở Bắc Kỳ, 1943), Essais sur l'art annamite(Tiểu luận về nghệ thuật An Nam, 1943), L'art vietnamien(Nghệ thuật Việt Nam, 1955).

(责任编辑:Thể thao)

推荐文章
热点阅读