【ket qua bong da hom nay truc tuyen】Cần cơ chế liên vùng để khôi phục sản xuất, xuất khẩu cá tra

时间:2025-01-25 21:59:53 来源:88Point
Thị trường cá tra “đóng băng”,ầncơchếliênvùngđểkhôiphụcsảnxuấtxuấtkhẩucáket qua bong da hom nay truc tuyen giá tôm tiếp tục giảm
Cá tra Việt bị cạnh tranh mạnh tại EU dù chiếm thị phần áp đảo
Hàng chục nghìn tấn cá tra không thu hoạch nổi vì quy định phòng dịch mỗi nơi một kiểu
Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ.  Ảnh: TTXVN
Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ. Ảnh: TTXVN

Không dám nhận đơn hàng mới

Đánh giá về tình hình sản xuất, xuất khẩu mặt hàng chủ lực của thủy sản Việt Nam, ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, có 106 nhà máy chế biến cá tra đăng ký xuất khẩu tại 5 tỉnh với số lao động ước khoảng 190 nghìn người. Tính đến đầu tháng 9/2021 có 52 (chiếm 49%) nhà máy chế biến cá tra tại 5 tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang và Vĩnh Long phải tạm dừng hoạt động, số lao động phải nghỉ việc do dịch bệnh khoảng trên 70%. Các tỉnh có số doanh nghiệp ngừng sản xuất nhiều nhất là Cần Thơ, Tiền Giang.

Xuất khẩu cá tra trong những tháng đầu năm tăng trưởng khá tốt, nhưng đến tháng 8, do nhiều doanh nghiệp ngừng sản xuất, kim ngạch xuất khẩu đột ngột giảm sâu. Kim ngạch xuất khẩu tháng 8 đạt 85 triệu USD, giảm 31% so với tháng 7. Kim ngạch xuất khẩu cá tra ước tính trong 9 tháng năm nay đạt 1,054 tỷ USD, bằng 106,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Đánh giá về tình trạng sản xuất, xuất cá tra trong những tháng đầu năm 2021, đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, số lượng nhà máy cá tra vẫn đang hoạt động 3 tại chỗ chỉ duy trì khoảng 14 đơn vị tại 6 tỉnh nuôi cá tra trọng điểm với công suất sản xuất chỉ đạt 20-30%. Trong đó, các doanh nghiệp chủ yếu tập hợp công nhân thay bao bì sản phẩm, trả những đơn hàng đã ký. Số lượng các nhà máy thu mua cá sản xuất rất hạn chế do không thể đi qua các vùng thu mua nguyên liệu. Riêng Cần Thơ hầu hết cá nhà máy đều tạm ngừng hoạt động.

Theo VASEP, kết quả xuất khẩu cá tra nhờ sự tăng trưởng mạnh của một số thị trường, như: Nga tăng 113%, Ai Cập tăng 87%, Brazil tăng 75%, Comlubia tăng 65%, Mỹ tăng 45% … dự báo nhu cầu nhập khẩu cá tra tại nhiều quốc gia đang tăng lên, đặc biệt là sẽ tăng mạnh vào dịp cuối năm.

Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, khả năng xuất khẩu cá tra trong tháng 9 có thể giảm trên 30%, nhiều doanh nghiệp sẽ mất những đơn hàng cuối năm và không dám nhận những đơn hàng mới.

Ông Trần Đình Luân thông tin, hiện nay việc thu hoạch cá tra thương phẩm cần một lượng công nhân dao động từ 10 – 30 người trong thời gian nhiều ngày.

Do giãn cách xã hội nên nhiều địa phương không cho tập trung đông người, phải thực hiện test nhanh Covid-19 3 ngày/lần nên việc thu hoạch cá gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến sản lượng thủy tồn đọng nhiều.

Bên cạnh đó, việc vận chuyển con giống, thức ăn, cá tra thương phẩm chủ yếu bằng đường thủy, thời gian thu hoạch và vận chuyển dài, chủ yếu theo con nước trong khi việc vận chuyển theo phương thức này được kiểm soát chặt chẽ, nghiêm ngặt đã gây khó khăn cho hoạt động sản xuất.

“Đáng chú ý, chi phí điện sản xuất và duy trì kho đông lạnh trữ hàng và đặc biệt phí cước tàu biển liên tục tăng từ 2-3 lần, thậm chí tăng đến 10 lần (tùy tuyến châu Á, châu Âu, hay châu Mỹ...) dẫn đến chi phí chung cho sản xuất tăng rất cao, trong khi hiệu quả sản xuất, kinh doanh giảm”, ông Trần Đình Luân nói.

Nghịch lý trong vùng- ngoài vùng

Bước sang tháng 10, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa lên được kế hoạch mở lại sản xuất. Bên cạnh đó việc thiếu hụt nhân lực do cách ly, nhiễm bệnh, thiếu hụt tài chính để vận hành trong giai đoạn dịch bệnh... cũng là trở ngại lớn để các doanh nghiệp trở lại sản xuất.

Đứng ở góc độ doanh nghiệp, bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vĩnh Hoàn cho biết, sau hơn 2 tháng giãn cách chống dịch, các doanh nghiệp ngành hàng cá tra đang đứng trước ngưỡng khôi phục sản xuất. Muốn khôi phục được, ngoài sự nỗ lực của doanh nghiệp, rất cần sự tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, kiến nghị mà các doanh nghiệp đang gặp phải.

Theo bà Khanh, vướng mắc lớn nhất các doanh nghiệp đang gặp hiện nay là lực lượng lao động trong chuỗi sản xuất. Các công đoàn lao động khó khăn trong việc di chuyển tại các vùng nuôi ở các địa phương. Chính vì thế, giải bài toán 70% công suất rất khó khăn vì người lao động không có cá làm, tạo nên nghịch lý, cá ngoài vùng quá nứa, không thu hoạch được, trong khi cá trong vùng còn non cũng phải thu hoạch để có nguyên liệu sản xuất.

Từ thực tế trên bà Khanh đưa ra 8 kiến nghị. Trong đó, bà Khanh cho rằng, ngành sản xuất cá tra sản xuất trải dài tại các tỉnh ĐBCSL nên cần có cơ chế chính sách liên tỉnh có tầm nhìn chung để giúp doanh nghiệp thực hiện. Công nhận thẻ xanh công nhân liên tỉnh, đơn giản thủ tục và rút ngắn cấp phép di chuyển, tạo thuận lợi cho lượng lượng lao động trong chuỗi...

Liên quan đến vấn đề này, ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang chia sẻ, để doanh nghiệp khôi phục sản xuất, An Giang tạo thuận lợi cho công nhân vùng vàng, vùng xanh được vào sản xuất. Đồng thời, yêu cầu doanh nghiệp có giải pháp linh hoạt hơn, như: chia làm nhiều dây chuyên, chia nhiều ca kíp. Đối với tập đoàn lớn, chia công suất tại nhiều nhà máy tại các tỉnh. “Đặc biệt, cần liên kết vùng trong chính sách, đưa công thức chung giữa các vùng để thực hiện thống nhất”- ông Thư nhấn mạnh.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan khẳng định, các vấn đề khó khăn của ngành hàng cá tra, cái gì thuộc thẩm quyền của Bộ NN&PTNT, Bộ sẽ nỗ lực thão gỡ. Những vấn đề vượt tầm của Bộ, Bộ sẽ phối hợp với đơn vị khác như Bộ: Y tế, Công Thương, Giao thông vận tải, Ngân hàng Nhà nước để tháo gỡ.

“Cần thiết, Bộ NN&PTNT sẽ thiết lập kế hoạch, có tham khảo ý kiến các doanh nghiệp để phục hồi ngành hàng cá tra. Kế hoạch đó phải thoả mãn vừa kiểm soát tốt nhất tình hình dịch bệnh, vừa đảm bảo tốt nhất cho chuỗi ngành hàng cá tra”, “tư lệnh” ngành nông nghiệp nói.

推荐内容