当前位置:首页 > World Cup

【kashima – tokyo】Tỷ giá USD đã hết “bình lặng”?

ty gia usd da het binh lang

Tỷ giá USD trong nước vẫn có nhiều yếu tố hỗ trợ để được kiểm soát hợp lý. Ảnh: H.Dịu

Theo đó, từ ngày đầu tiên đi làm sau Tết (21/2) đến ngày hôm nay (28/2), tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố đã có bước tăng mạnh, lên tới 40 đồng/USD. Hiện tỷ giá trung tâm đang niêm yết ở mức 22.463 VND/USD, tăng mạnh 15 đồng so với ngày 27/2.

Với biến độ ±3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng hôm nay là 23.136 VND/USD và tỷ giá sàn là 21.792 VND/USD.

Do đó, Sở Giao dịch NHNN đã tăng giá bán USD lên 23.117 VND/USD nhưng vẫn giữ nguyên giá mua ở mức 22.700 VND/USD.

Vì thế, tại các ngân hàng thương mại, giá USD đã liên tục tăng mạnh. So với phiên giao dịch từ đầu tuần, giá USD tại các ngân hàng đã tăng lên tới 10-20 đồng/USD ở cả hai chiều, đang giao dịch quanh mức 22.710-22.790 VND/USD (mua vào – bán ra); trong khi đó, nếu so với thời điểm giao dịch trước kỳ nghỉ lễ dài ngày, tỷ giá đã tăng tới 50 đồng/USD.

Biến động trên của tỷ giá trong nước hoàn toàn phù hợp với biến động chung của tỷ giá thế giới. Trong phiên giao dịch sáng 28/2, đồng USD đã có mức tăng cao nhất trong vòng gần 3 tuần sau phiên điều trần trước Quốc hội của Chủ tịch FED Jerome Powell. Vị này đã tuyên bố sẽ theo đuổi kế hoạch tăng dần lãi suất, do nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng tốt và có ít rủi ro rơi vào suy thoái. Vì thế, dự báo sẽ có tới 4 đợt tăng lãi suất trong năm 2018.

Tình hình trên đã khiến không ít ý kiến quan ngại tỷ giá sẽ tăng mạnh trong năm 2018, gây ảnh hưởng tới việc kiểm soát lạm phát.

Nhưng theo TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế tài chính, Học viện Tài chính, tỷ giá tăng không đáng ngại và NHNN hoàn toàn có thể kiểm soát được tình hình để tỷ giá không tăng lên quá mạnh, gây ảnh hưởng tới lạm phát.

Theo TS. Độ, nguyên nhân chủ yếu của đợt tăng tỷ giá lần này là do biến động từ tình hình thế giới, mức độ tăng vừa qua vẫn chưa đáng ngại, cam kết tăng lãi suất của FED phải chờ con số tăng cụ thể mới có thể đưa ra dự báo chính xác. Hơn nữa, với con số dự trữ ngoại hối cao kỷ lục, lên tới hơn 50 tỷ USD, cán cân thương mại thặng dư nghiêng về XK cùng việc bán vốn tại các DN nhà nước, đầu tư FDI tăng…, Việt Nam sẽ có đủ nguồn ngoại tệ để kiểm soát tỷ giá.

Tuy nhiên, xét về dài hạn nếu USD lấy lại được thế mạnh trên thị trường, các chuyên gia cho rằng, VND vẫn có thể bị mất giá so với năm 2017. Do đó, nhiều ý kiến đề xuất NHNN nên thay đổi chính sách tiền gửi USD với lãi suất 0%, bởi việc này về lâu dài sẽ tạo áp lực cho các ngân hàng trong việc huy động USD, khiến cầu ngoại tệ tăng lên kéo theo giá USD tăng.

Do đó, trước tình hình tỷ giá như hiện nay, TS. Nguyễn Đức Độ nhận định, bối cảnh trong nước đang có nhiều lợi thế để tỷ giá dao động trong tầm kiểm soát, tuy nhiên, NHNN cần có chính sách điều hành linh hoạt, chủ động trước những biến động khó lường của tình hình thế giới.

Về phía cơ quan quản lý, đại diện NHNN cũng cho rằng, năm 2018, tỷ giá và thị trường ngoại tệ có thể chịu áp lực từ khả năng cán cân thương mại có thể chuyển sang thâm hụt; lãi suất USD thế giới tăng; đồng USD mặc dù được một số tổ chức quốc tế dự báo giảm giá nhưng tiềm ẩn rủi ro biến động phức tạp do chịu tác động bởi nhiều yếu tố đan xen từ việc tăng lãi suất của FED và lộ trình thu hẹp dần chính sách tiền tệ nới lỏng của các ngân hàng trung ương: ECB, Nhật Bản...

Vì thế, NHNN sẽ không chủ quan trước các diễn biến khó lường trên thị trường và sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước để điều hành tỷ giá phù hợp, tăng dự trữ ngoại hối hợp lý với điều kiện thực tế.

分享到: