发布时间:2025-01-27 13:53:48 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá
Xử phạt nếu TNTX hàng hóa không phải là loại hình kinh doanh TNTX | |
Hải quan Bình Dương cần kiểm soát chặt về gian lận xuất xứ hàng hóa |
Theửphạtnếuxácđịnhhànghóaxâmphạmquyềnsởhữutrítuệlich thi đau al nassro Cục Hải quan Bình Dương, trong quá trình xử lý tang vật vi phạm bị tịch thu theo thủ tục hành chính, đơn vị có phát sinh trường hợp của Công ty TNHH Dệt H.Seven với hành vi “chứa chấp hàng hóa XNK không có chứng từ hợp pháp trong địa bàn hoạt động hải quan”, vi phạm quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 12 Nghị định 127/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 9, Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP.
Với hành vi vi phạm trên, căn cứ quy định về thẩm quyền xử phạt, Cục Hải quan Bình Dương đã chuyển hồ sơ vụ việc đến UBND tỉnh Bình Dương để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Theo đó, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định 3631/QĐ-XPVPHC xử phạt Công ty TNHH Dệt H.Seven, phạt tiền 50 triệu đồng và tịch thu toàn bộ tang vật vi phạm hành chính với tổng giá trị trên 5 tỷ đồng.
Ngày 17/4/2019, UBND tỉnh Bình Dương có công văn đề nghị Hải quan Bình Dương giải quyết kiến nghị liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Dệt H.Seven do Công ty Hanesbrands, Inc (HBI) (là đơn vị đặt Công ty TNHH Dệt H.Senve gia công) gửi.
CBCC Hải quan Bình Dương kiểm tra nguyên phụ liệu NK. |
Công ty Hanesbrands, Inc cho rằng: “Hàng hóa bị tịch thu tại Quyết định 3631/QĐ-XPVPHC nêu trên bao gồm sản phẩm và vật liệu dệt may có mang nhãn hiệu do HBI sở hữu và có quyền sử dụng. Công ty TNHH Dệt H.seven chỉ giữ vai trò là đơn vị cung cấp (nhận gia công) các sản phẩm dệt mà không có quyền sở hữu hợp pháp đối với các nhãn hiệu được in trên sản phẩm dệt may và vật liệu có bản quyền được sử dụng để tạo ra các sản phẩm bị tịch thu nói trên. Do đó, việc bán đấu giá các sản phẩm mang các nhãn hiệu này mà không có sự cho phép của HBI hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ cấu thành hành vi xâm phạm quyền sở hữu trị tuệ theo luật pháp Việt Nam. Thông qua hình thức bán đấu giá sẽ dẫn đến tình huống người mua các sản phẩm và vật liệu dệt nói trên sẽ sử dụng các sản phẩm này làm phương hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của HBI tại Việt Nam. Công ty Hanesbrands, Inc cũng mong muốn xem xét giải quyết cho Công ty TNHH Dệt H.seven được mua lại lô hàng đã bị tịch thu nói trên”.
Theo Cục Hải quan Bình Dương, trên thực tế, lô hàng vi phạm của Công ty TNHH Dệt H.Seven bao gồm hàng thành phẩm có logo, nhãn hiệu “Champion” và nguyên liệu (vải, sợi) không in logo, nhãn hiệu.
Cục Hải quan Bình Dương cũng đã thực hiện kiểm tra, làm rõ quyền chủ sở hữu nhãn hiệu theo khai báo của Công ty Hanesbrands, Inc. Kết quả kiểm tra cho thấy các nhãn hiệu “Champion” đã được chấp nhận bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Tổng cục Hải quan với chủ sở hữu quyền là HBI Branded Apparel Enterprises, LLC(US), tuy nhiên không trùng khớp đơn vị đứng tên gửi là Công ty Hanesbrands, Inc nêu trên.
Cục Hải quan Bình Dương cho biết, nhằm đảm bảo quyền sở hữu hợp pháp đối với nhãn hiệu “Champion” được in trên sản phẩm dệt may và vật liệu có bản quyền của Công ty Hanesbrands, Inc theo quy định tại Điều 123 Luật Sở hữu trí tuệ thì hàng hóa bị tịch thu nên trên phải được loại bỏ yếu tố vi phạm trước khi thực hiện bán đấu giá theo quy định. Tuy nhiên, do số lượng tang vật bị tịch thu bán đấu giá gồm nhiều loại (trong đó, tất cả quần áo đều in nhãn hiệu Champion) nên quá trình loại bỏ yếu tố vi phạm sẽ phát sinh nhiều chi phí, nhân lực, thời gian.
Quan điểm Cục Hải quan Bình Dương đề xuất phương án, giữ nguyên yếu tố vi phạm về nhãn hiệu trên tang vật vi phạm hành chính được xác lập quyền sở hữu toàn dân, tiến hành khảo sát và định giá lại lô hàng làm giá khởi điểm bán đấu giá phù hợp với giá thị trường tại thời điểm bán đấu giá và tổ chức bán đấu giá theo quu định. Trường hợp tổ chức trúng đấu giá là Công ty TNHH Dệt H.seven không loại bỏ yếu tố vi phạm về nhãn hiệu trên hàng hóa và bán lại toàn bộ lô hàng cho Công ty TNHH Dệt H.seven.
Trường hợp tổ chức trúng đấu giá không phải là Công ty TNHH Dệt H.seven thì thực hiện phân loại và thu hồi toàn bộ những mặt hàng có yếu tố vi phạm về nhãn hiệu để tiêu hủy. Trị giá hàng hóa còn lại bán ra sẽ là giá trúng đấu giá trừ cho giá của những mặt hàng đã thu hồi. Phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện tiêu hủy mặt hàng có yếu tố vi phạm về nhãn hiệu theo quy định, dưới sự chứng kiến của chủ thể quyền sở hữu nhãn hiệu trong trường hợp tổ chức trúng đấu giá không phải là Công ty TNHH Dệt H.seven.
Về vấn đề vướng mắc của Hải quan Bình Dương, Tổng cục Hải quan có ý kiến: Nhãn hiệu Champion và hình theo các văn bằng bảo hộ thuộc chủ sở hữu quyền HBI Branded Apparel Enterprises, LLC (US) có trụ sở tại Hoa Kỳ đã được chấp nhận áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa XNK có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và người đại diện hợp pháp là Công ty TNHH Luật T&G.
Do đó, để có cơ sở xử lý tài sản bị tịch thu theo đúng quy định, Tổng cục Hải quan đề nghị Cục Hải quan Bình Dương yêu cầu Công ty TNHH Dệt H.Seven cung cấp tài liệu, hồ sơ làm rõ mối quan hệ giữa Công ty HBI Branded Apparel Enterprises, LLC và Công ty Hanersbrands, Inc (HBI) đối với lô hàng bị tịch thu theo quyết định 3631/QĐ-XPVPHC của UBND tỉnh Bình Dương.
Trường hợp không có mối quan hệ giữa Công ty HBI Branded Apparel Enterprises, LLC và Công ty Hanersbrands, Inc (HBI) mà xác định hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì xử lý theo quy định tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
Trường hợp Công ty Hanersbrands, Inc (HBI) có quyền sở hữu/ sử dụng nhãn hiệu hàng hóa thì căn cứ quy định tại Khoản 2, Điều 18 và Điểm c, Khoản 1, Điều 19 Nghị định 29/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân, Khoản 4, Điều 12 Thông tư 57/2018/TT-BTC hướng dẫn một số điều thực hiện Nghị định 29/2018/NĐ-CP.
Tổng cục Hải quan cũng đề nghị Hải quan Bình Dương xây dựng phương án xử lý trình UBND tỉnh Bình Dương xem xét, phê duyệt.
相关文章
随便看看