【bong 88 keo】Thu nhập của người lao động phản ánh tác động của đại dịch

Bà Vũ Thị Thu Thủy,ậpcủangườilaođộngphảnánhtácđộngcủađạidịbong 88 keo Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động (Tổng cục Thống kê).

Người lao động bị mất việc, nghỉ việc không lương, giãn việc gia tăng do Covid-19, nhưng thu nhập của người lao động vẫn tiếp tục tăng. Thưa bà, điều này hình như không hợp lý?

Quý I/2020, thu nhập bình quân của người lao động đạt 6,2 triệu đồng/tháng, tăng 353.000 đồng so với quý trước và tăng 473.000 đồng so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, khoảng 26,1 triệu người làm công hưởng lương, chiếm gần một nửa số lao động có việc làm, có thu nhập bình quân 7,4 triệu đồng/tháng, tăng hơn 616.000 đồng so với quý trước và tăng 476.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.

Quý I năm nay, tốc độ tăng thu nhập của người lao động chỉ có 8,3% - là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây và thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2019 (tăng 19,4%), nếu trừ đi tốc độ tăng giá tiêu dùngbình quân (tăng 5,56%) thì thu nhập thực tế của người lao động không tăng được bao nhiêu đã phản ánh tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đến đời sống của người dân.

Thưa bà, ngay cả trừ đi tốc độ lạm phát bình quân 3 tháng đầu năm thì thu nhập thực tế của người lao động vẫn tăng, đặt trong bối cảnh khó khăn hiện nay thì số liệu này liệu có thuyết phục?

Tôi xin nói rõ thêm rằng, thống kê về thu nhập hàng quý sử dụng số liệu tháng cuối cùng của quý trước và 2 tháng đầu tiên của quý hiện hành. Cụ thể, thu nhập bình quân của người lao động quý I/2020 sử dụng số liệu thu nhập tháng 12/2019 và tháng 1, tháng 2/2020. Năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tếđạt 7,08% là mức tăng cao nhất kể từ năm 2011 (chỉ thấp hơn năm 2018), nên vào dịp cuối năm dương lịch và Tết Nguyên đán (tháng 1/2020) thu nhập của người lao động làm công hưởng lương tăng đáng kể vì được thêm tiền thưởng, tiền lương tháng 13.

Thu nhập của người lao động phi chính thức và khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản vào dịp cuối năm bao giờ cũng cao hơn các tháng còn lại trong năm do nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, sử dụng dịch vụ của xã hội tăng đột biến, tạo điều kiện cho người lao động kiếm thêm thu nhập.

Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam từ cuối tháng 1/2020 và bắt đầu tác động vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, thu nhập của người dân từ đầu tháng 2/2020, nhưng thực tế tác động mạnh kể từ tháng 3 trở lại đây. Mặc dù Covid-19 chỉ tác động vào thu nhập của người dân trong tháng 2/2020, nhưng tốc độ tăng thu nhập của cả quý I/2020 đã giảm rất mạnh so với cùng kỳ các năm trước và chỉ bằng khoảng 43% so với tốc độ tăng thu nhập của quý I/2019.

Thu nhập thực tế của người dân do đại dịch Covid-19 sẽ rõ nét hơn khi kết thúc 6 tháng đầu năm?

Đúng thế, vì khi đó đã có số liệu chính thức 5 tháng đầu năm, trong đó có số liệu của tháng 3 và tháng 4 - là thời điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư, du lịch, việc làm, đời sống của người dân bị tác động mạnh nhất bởi Covid-19.

Dự báo trước khả năng thu nhập của người lao động bị giảm mạnh do đại dịch, chính vì vậy, dù số liệu thống kê chính thức cho thấy thu nhập của người lao động quý I/2020 vẫn tăng, nhưng Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời ban hành Quyết định 15/2020/QĐ-TTg (ngày 24/4/2020) về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 với tổng số tiền 62.000 tỷ đồng. Theo đó, có hàng chục triệu lao động được hưởng chính sách này với 6 nhóm đối tượng gồm người lao động bị nghỉ việc không hưởng lương; bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm (lao động tự do)…

Do đại dịch Covid-19 nên thất nghiệp trên thế giới gia tăng rất mạnh, ngay như ở Mỹ có tới 26 triệu người thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp lên tới 16% và tiếp tục gia tăng, trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam trong quý I/2020 chỉ có 2,22%. Vì sao vậy, thưa bà?

Trong quý I/2020, Việt Nam có khoảng 1,1 triệu người thất nghiệp, tương đương 2,22%, tăng 0,07 điểm phần trăm (26.100 người) so với quý trước và tăng 0,05 điểm phần trăm (26.800 người) so với cùng kỳ năm trước. Cách tính tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam thực hiện theo thông lệ quốc tế và dựa vào cách tính của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).

Cụ thể, theo định nghĩa của ILO, người được coi là thất nghiệp là người từ đủ 15 tuổi trở lên không có việc làm, đồng thời không đi tìm việc làm, hoặc nếu xã hội có tạo việc làm cho họ thì họ cũng không sẵn sàng đi làm.

Ở các nước phát triển với hệ thống bảo trợ xã hội tiên tiến và mức sống cao, khi mất việc làm hoặc không muốn làm việc ở chỗ cũ, người lao động đăng ký thất nghiệp và được hưởng trợ cấp thất nghiệp với mức trợ cấp bảo đảm cho họ có thể tồn tại trong hoàn cảnh thất nghiệp để dành thời gian đi tìm những công việc mà họ mong muốn.

Nhưng với Việt Nam cũng như hầu hết các nước đang phát triển, do những hạn chế về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và các phúc lợi xã hội khác, người lao động không thể tồn tại với số tiền thất nghiệp, nên khi bị mất việc làm, người lao động bắt buộc phải tìm kiếm công việc mới, chấp nhận làm những công việc thu nhập thấp, làm việc ở  khu vực phi chính thức hay tự  tạo việc làm bằng các công việc giản đơn như buôn bán nhỏ, chạy xe ôm, rửa xe thuê… Ngay kể cả những người đăng ký thất nghiệp để được hưởng trợ cấp họ cũng không ngồi ở nhà, mà tìm mọi công việc để kiếm thêm thu nhập.

Theo định nghĩa của ILO thì những người này không được coi là thất nghiệp. Điều này giải thích vì sao, tỷ lệ thất nghiệp ở các nước phát triển thường rất cao, còn Việt Nam lại thấp ngay cả trong bối cảnh Covid-19.

Nhưng số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố là có khoảng 5 triệu lao động bị mất việc, giãn việc hoặc nghỉ luân phiên do Covid-19. Thưa bà, như vậy, tỷ lệ thất nghiệp chắc chắn cao hơn nhiều so với con số 2,22%?

Hiện có khoảng 85% số doanh nghiệpgặp khó khăn và để giải quyết khó khăn có khoảng 67% số doanh nghiệp cắt giảm lao động; cho lao động giãn việc, nghỉ việc luân phiên; cho lao động nghỉ việc không lương và giảm lương người lao động. Trong đó người lao động bị giãn việc, nghỉ việc luân phiên, nghỉ việc không lương và bị giảm lương không được coi là bị thất nghiệp theo định nghĩa của ILO. Thậm chí có một lực lượng lao động do lo sợ Covid-19, tự ý bỏ việc, ở nhà “cách ly” cũng không được coi là thất nghiệp, mặc dù họ nằm trong con số thống kê 5 triệu người bị ảnh hưởng bởi Covid-19.

Chỉ có khoảng 28% số doanh nghiệp cắt giảm lao động, nhưng một phần số lao động này cũng không được coi là thất nghiệp, vì như tôi nói, khi bị mất việc, người lao động phải xoay sở công việc khác, kể cả  những công việc thời vụ, thu nhập thấp, hoặc tự tạo việc làm cho mình nên không được coi là thất nghiệp, vì vậy, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam hiện nay là 2,22% với khoảng 1,1 triệu người là chính xác.

Nhà cái uy tín
上一篇:Vợ chồng ngủ riêng, đừng nghĩ đơn giản là sở thích!
下一篇:Năm 2024: Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn để vượt khó