Với hơn 43.000 ha và khoảng 3.000 nhà sản xuất nông sản hữu cơ,ệtNamlọttopquốcgiacanhtáchữucơlớnnhấtchâuÁcác trận đấu của vô địch ý Việt Nam đã trở thành một trong 10 quốc gia có diện tích canh tác nông nghiệp hữu cơ lớn nhất trên thế giới, theo số liệu của Viện Nghiên cứu Nông nghiệp hữu cơ (FiBL), một tổ chức phi chính phủ có văn phòng tại châu Âu.
Tuy vậy, so với tổng diện tích đất canh tác của Việt Nam thì diện tích trồng trọt, chăn nuôi hữu cơ vẫn còn rất khiêm tốn.
Đứng đầu vẫn là Trung Quốc với hơn 1,9 triệu ha, Ấn Độ 720.000 ha, Indonesia 113.000 ha, trong khi Việt Nam đứng thứ 7 và xếp trên Thái Lan với 37,600 ha.
Dù vậy, có thể nhận thấy thị trường thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung có sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua và sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới.
Riêng tại Việt Nam, ngày càng có thêm nhiều người sản xuất và kinh doanh thực phẩm hữu cơ do vậy diện tích canh tác hữu cơ của Việt Namtăng lên khá nhanh trong thời gian qua.
Đa số diện tích canh tác hữu cơ tại Việt Nam vẫn là đất hoang dã hoặc tự nhiên như vùng trồng chè san tuyết, quế, hồi ở phía Bắc hoặc vùng nuôi tôm sinh thái ở ĐBSCL.
Vẫn còn rất ít các trang trại canh tác hữu cơ được chứng nhận tại Việt Nam.
Điều đáng chú ý là phần lớn các sản phẩm hữu cơ sản xuất tại Việt Nam được dành để xuất khẩu và thị trường bán lẻ các sản phẩm này trong nước chỉ đạt khoảng 2 triệu USD trong năm 2014.
Nhiều người Việt Namchưa biết hay hiểu về khái niệm “hữu cơ” trong thực phẩm, và thực phẩm hữu cơ cũng chỉ được bày bán ở một vài cửa hàng cao cấp tại TP.HCM và Hà Nội.
“Là một ngành tiềm năng và còn rất mới nên cũng chứa đựng nhiều thử thách. Với việc đầu tư mở rộng hệ thống trang trại và hệ thống phân phối, tôi mong sẽ ngày càng có nhiều người lựa chọn thực phẩm hữu cơ vì nhận thức về lợi ích mà thực phẩm hữu cơ mang lại cho bản thân khách hàng, cũng như nông nghiệp hữu cơ mang lại lợi ích cho cả cộng đồng”, bà Phạm Phương Thảo, Giám đốc Hệ thống Organica cho biết.
Minh Khoa