设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【ket qua bdn】Người Việt dùng hàng Việt: Dồn lực tiêu thụ hàng Việt 正文

【ket qua bdn】Người Việt dùng hàng Việt: Dồn lực tiêu thụ hàng Việt

来源:88Point 编辑:Cúp C2 时间:2025-01-25 17:54:42

13

Hàng Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng tin tưởng

Dịch bệnh bùng phát và diễn biến phức tạp đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến “đầu ra” của hàng hóa,ườiViệtdùnghàngViệtDồnlựctiêuthụhàngViệket qua bdn nhất là xuất khẩu. Trong bối cảnh đó, các bộ ngành chức năng đang gấp rút vào cuộc gỡ vướng, đặc biệt tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa. Đồng chí Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, vừa ký ban hành Chỉ thị số 03-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động.

Nhiều chiến lược nâng cao hiệu quả cuộc vận động

Diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên thế giới và trong nước đang ảnh hưởng rất lớn đến việc xuất khẩu, tiêu thụ hàng hóa, từ khâu lưu thông, vận chuyển đến phân phối, từ trong thị trường nội địa đến các cửa khẩu đều đang gặp rất nhiều vướng mắc, khó khăn.

Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" là một giải pháp cần thiết, quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn hiện nay, nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện cuộc vận động, Ban Bí thư yêu cầu nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện cuộc vận động, tiêu dùng hàng Việt Nam.

Đồng thời tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về cuộc vận động, nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, trí tuệ, bản lĩnh, trách nhiệm, khát vọng vươn lên của người Việt Nam trong sản xuất, kinh doanh, quảng bá và sử dụng hàng Việt Nam; khuyến khích, động viên người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam; các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong nước ưu tiên sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu và các yếu tố đầu vào là các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam.

Bên cạnh đó, chỉ thị yêu cầu tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để hỗ trợ doanh nghiệp Việt tham gia vào chuỗi sản xuất hàng hoá, dịch vụ chất lượng cao; phát triển doanh nghiệp và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo… Ngoài ra, theo chỉ thị, phải đẩy mạnh quảng bá hàng hoá Việt, phát triển thương mại điện tử và các kênh thương mại hiện đại, kết hợp hài hoà với hoạt động thương mại, phân phối truyền thống.

Tập trung cao độ giải cứu hàng Việt

Thực tế cho thấy, trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19, việc đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, trong đó ưu tiên kích cầu tiêu dùng nội địa là giải pháp vô cùng quan trọng giúp các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh. Do đó, thời gian qua, các bộ, ngành chức năng đã tích cực vào cuộc triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, như giảm thuế, phí, lệ phí, hỗ trợ ứng dụng công nghệ, tổ chức giao thương, kết nối cung - cầu. Song song với đó, các doanh nghiệp cũng đã chủ động đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm; chủ động chuyển hướng sản xuất mặt hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước…

Điển hình, tại Hà Nội đã triển khai các hoạt động như tháng khuyến mại, tuần hàng Việt, tuần hàng nông sản… Các cấp, ngành thành phố đã khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp phân phối lớn đưa ra chương trình khuyến mại với mức giảm giá sâu, thu hút đông đảo người dân mua sắm; đồng thời tổ chức Tháng khuyến mại tập trung 2021, dự kiến thu hút 1.000 - 2.000 doanh nghiệp tham gia; nghiên cứu xây dựng các chương trình mua sắm tập trung phù hợp với nhu cầu của người dân; triển khai hiệu quả các chương trình hợp tác, liên kết với các tỉnh, thành phố trong giao thương kết nối cung - cầu bền vững…

Với vai trò là cơ quan chủ quản, Bộ Công thương cũng nhanh chóng vào cuộc yêu cầu hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất trong vận chuyển, lưu thông, hỗ trợ hệ thống phân phối, tăng lượng tiêu thụ hàng hóa, nhất là nông sản một cách an toàn. Bên cạnh đó, bộ yêu cầu thực hiện hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, ngành hàng, tìm kiếm mở rộng thị trường trong nước; vận hành hoạt động kinh doanh trực tuyến; hỗ trợ vận chuyển; thanh toán trực tuyến; đặc biệt nhanh chóng đẩy mạnh tiêu thụ các mặt hàng nông sản có sản lượng lớn đã vào vụ hoặc sắp thu hoạch ở các địa phương.

Đáng chú ý, các bộ, ban ngành cũng vào cuộc để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã phân phối, có giải pháp ưu tiên, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, phân phối trên địa bàn chủ động, tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa… Mới đây nhất, ngày 27/5, Tổng cục Quản lý thị trường đã tổ chức cuộc họp đột xuất theo hình thức trực tuyến với 63 điểm cầu trong lực lượng để bàn bạc, qua đó đã đưa ra nhiều giải pháp căn cơ để tiêu thụ nông sản cho người nông dân vùng dịch đang vào chính vụ thu hoạch và quán triệt mục tiêu phải đảm bảo chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Nhiều đề án hỗ trợ phân phối hàng Việt

Tập trung triển khai Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" giai đoạn 2021 - 2025; đề án "Huy động người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và phát triển các kênh phân phối hàng Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2020 - 2024"; sớm xây dựng, phê duyệt Đề án thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp tham gia mạng phân phối nước ngoài giai đoạn 2021 - 2030.

Tố Uyên

热门文章

1.6951s , 7586.796875 kb

Copyright © 2025 Powered by 【ket qua bdn】Người Việt dùng hàng Việt: Dồn lực tiêu thụ hàng Việt,88Point  

sitemap

Top