Ảnh minh họa |
Riêng với các chuyên gia,Đặckhukinhtếkèo chấp 2.5 hàm ý chính sách đã rõ ràng: Đặc khu không thể là bản sao của những khu công nghiệp (KCN).
Nhìn từ con số tỷ trọng vốn FDI trên GDP là 6,1%, có thể nói Việt Nam đã thu hút thành công vốn FDI vào các khu công nghiệp hơn so với nhiều nền kinh tế khác (con số trên với Malaysia là 3,3%, Trung Quốc là 1,2%, Ấn Độ là 2% và Thái Lan là 0,4%).
Theo đánh giá, các KCN của Việt Nam đã tạo môi trường kinh doanh khá thuận lợi, chẳng hạn như đơn giản hóa thủ tục, cơ chế một cửa, thông quan và giải phóng hàng hóa ra khỏi cảng. Nhưng thách thức từ việc phát triển các KCN của Việt Nam đã lộ rõ, thể hiện ở năng lực hiện tại của các KCN vượt quá nhu cầu của ngành công nghiệp với tỷ lệ lấp đầy chỉ khoảng 40%. Để có thể thành công trong việc biến các đặc khu kinh tế thành "nam châm" thu hút đầu tư thông minh và có trách nhiệm, theo các chuyên gia, Việt Nam cần định dạng cho những doanh nghiệp (DN) rồi đây sẽ hiện diện tại các đặc khu. Đó là các DN tạo được mức lương cao hơn thông qua việc tạo ra sản lượng bình quân đầu người lao động cao hơn. Những DN này cũng có khả năng thúc đẩy phát triển kỹ năng, chuyển giao công nghệ, hoạt động nghiên cứu và phát triển trong nước cũng như sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên. Bên cạnh đó, còn tạo cơ hội cho các doanh nhân và nhà đầu tư trong nước hợp tác với các công ty nước ngoài trong chuỗi giá trị toàn cầu thay cho việc gạt bỏ các nhà đầu tư và DN nhỏ và vừa trong nước.
Đặc biệt, các DN được tập trung thu hút vào các đặc khu kinh tế cần tham gia vào việc tăng cường năng lực cạnh tranh của các DN Việt Nam thông qua cải thiện chuỗi cung ứng, dịch vụ logistics. Theo nhìn nhận của ông Sebastian Eckardt - chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam: "Đặc khu không phải là một ốc đảo trong nền kinh tế của Việt Nam mà trái lại phải nằm trong tầm chiến lược phát triển công nghiệp với những tầm nhìn, mục tiêu rõ ràng. Kế đó là phải có khuôn khổ theo dõi và đánh giá rất rõ ràng".