【xh tbn】Tội phạm công nghệ cao: Chủ động đi trước để đấu tranh hiệu quả
Người dân đến Công an TP. Huế trình báo bị các đối tượng lừa đảo trên không gian mạng |
“Ma trận” thông tin
Chính sự tinh vi, xảo quyệt của các đối tượng đã đưa người dân vào “ma trận” thông tin. Nghĩa là, người dân không thể nhận biết đâu là thực, đâu là giả dù đã rất cảnh giác với các chiêu thức lừa đảo của các đối tượng sử dụng công nghệ cao.
Để thực hiện hành vi của mình, các đối tượng đã lập ra các trang website, lập thông tin giả trên mạng xã hội nhưng nhìn giống như thật của các cơ quan chức năng Nhà nước, đơn vị, doanh nghiệp có uy tín. Do trình độ hạn chế, lại ít am hiểu, thậm chí không am hiểu về công nghệ, nên người dân lầm tưởng, dẫn đến bị các đối tượng chiếm đoạt thông tin, tài khoản của mình với mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Thời gian gần đây, lợi dụng việc ngành thuế trên địa bàn tỉnh triển khai các dịch vụ thuế điện tử phục vụ người nộp thuế, các đối tượng lừa đảo đã sử dụng công nghệ, kỹ thuật để mạo danh cán bộ, công chức thuế, cơ quan thuế, lừa đảo đánh cắp, chiếm đoạt thông tin, tài sản của người nộp thuế. Từ đó, các đối tượng giả danh cán bộ thuế gọi điện, gửi tin nhắn đe dọa, yêu cầu người dân thực hiện các bước theo hướng dẫn của chúng và sau đó đánh cắp tiền trong tài khoản ngân hàng của người nộp thuế.
Không những thế, các đối tượng còn giả mạo trang website có giao diện gần giống trang website của cơ quan, doanh nghiệp từ hình ảnh đến nội dung để người dùng nhầm tưởng là trang website của đơn vị cung cấp. Giả mạo tin nhắn SMS của Tổng cục Thuế để phát tán tin nhắn giả, cung cấp các đường link và hướng dẫn giả mạo để chiếm quyền điều khiển điện thoại, máy tính, chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng.
Hiện nay, lợi dụng việc cài đặt sinh trắc học của người dân, các đối tượng đã sử dụng công nghệ cao, tìm cách để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng lừa đảo đã giả danh nhân viên ngân hàng liên hệ để “hỗ trợ” cài đặt sinh trắc học và thực hiện chiếm đoạt tài sản, thông tin của khách hàng. Các đối tượng liên hệ khách hàng bằng các hình thức gọi điện, nhắn tin, kết bạn qua các mạng xã hội để hướng dẫn thu thập thông tin sinh trắc học.
Chúng yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, hình ảnh căn cước công dân, hình ảnh khuôn mặt khách hàng để được hỗ trợ. Đối tượng còn đề nghị người dân truy cập vào đường link lạ để tải và cài đặt ứng dụng hỗ trợ thu thập sinh trắc học trên điện thoại. Sau khi lấy được thông tin của nạn nhân, bọn chúng chiếm đoạt tiền trong các tài khoản ngân hàng và sử dụng thông tin của khách hàng vào các mục đích xấu.
3 giải pháp căn cơ
Thông thường các đối tượng lừa đảo chủ yếu có đường dây ở nước ngoài, dưới sự điều khiển của các tổ chức lừa đảo công nghệ cao quốc tế. Vì vậy, lực lượng nghiệp vụ đấu tranh với loại tội phạm này gặp không ít khó khăn, nếu không ngừng nâng cao trình độ, chuyên môn về công nghệ thông tin, công nghệ cao để đáp ứng với tình hình thực tế.
Chủ động đi trước, linh hoạt, không để bị động, bất ngờ luôn là yếu tố rất cần và quan trọng đối với những lực lượng nghiệp vụ đấu tranh, phòng, chống tội phạm công nghệ cao.
Qua các vụ việc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của các đối tượng bằng công nghệ cao xảy ra thời gian qua cho thấy, các chiêu trò lừa đảo trên mạng liên tục thay đổi, việc cơ quan chức năng ngăn chặn hoàn toàn các chiêu trò lừa đảo là rất khó. Do vậy, để hạn chế, giảm thiểu vấn nạn này, cần thực hiện 3 giải pháp căn cơ là: Thể chế chính sách, công nghệ và tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân.
Lực lượng chức năng đã nhiều lần đưa ra cảnh báo đến người dân về phương thức, thủ đoạn và cách phòng, tránh các đối tượng lừa đảo công nghệ cao, nhưng vẫn có nhiều người nhẹ dạ, cả tin “sập bẫy” lừa đảo. Môi trường trên không gian mạng đang ngày càng trở nên phức tạp, nếu người dân không nâng cao cảnh giác và trang bị những kiến thức để bảo vệ mình trên mạng xã hội. Người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân cho bất cứ ai, qua bất kể hình thức nào. Việc người dân để lộ lọt thông tin sẽ dẫn đến nhiều hậu quả đáng lo ngại.
Sáu tháng đầu năm 2024, lực lượng công an toàn tỉnh đã khởi tố 33 vụ, với 98 bị can phạm tội về trật tự xã hội liên quan đến công nghệ cao. Các đối tượng lừa đảo công nghệ cao ngày càng tinh vi, với nhiều hình thức khác nhau. Để đấu tranh hiệu quả với loại tội phạm này, ngoài lực lượng công an, còn các lực lượng khác; trong đó, người dân đóng vai trò hết sức quan trọng. Mỗi người dân hãy cẩn thận, tỉnh táo để không “sập bẫy” của các đối tượng lừa đảo bằng công nghệ cao.
Có 24 thủ đoạn lừa đảo bằng công nghệ cao để người dân nhận biết và nêu cao tinh thần cảnh giác, tránh bị lừa đảo. Đó là, gọi điện, giới thiệu là cán bộ của các cơ quan Nhà nước; đăng bài quảng cáo trên các mạng xã hội; đánh cắp quyền truy cập các tài khoản mạng xã hội, sử dụng mạo danh chủ tài khoản nhắn tin; đăng tin có nội dung tuyển dụng việc làm online; lập công ty chứng khoán, website tổ chức kinh doanh; giới thiệu là người nước ngoài kết bạn, làm quen; hoàn cảnh khó khăn cần sự giúp đỡ; giả danh là nhân viên của đơn vị phát hành thẻ tín dụng, gọi điện thoại tư vấn; gửi thông báo cho người may mắn trúng thưởng… |
-
Ô tô Camry lao lên vỉa hè ở Hà Nội, 4 người bị thươngHướng đến xây dựng vùng chăn nuôi an toànViệt Nam giành HCV đầu tiên tại giải quyền taekwondo thế giớiPhát triển nuôi biển theo hướng bền vữngNhững tín hiệu vui từ dự án The Maris Vũng TàuNhiều hoạt động kỷ niệm 15 năm thành lập Hội Sinh viên Trường Đại học Tây ĐôSẽ có 3 biển số ô tô của Bình Phước được đấu giáPhấn đấu 100% trường học đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”Xuất cấp hơn 1.128 tấn gạo dự trữ quốc gia cho tỉnh Gia Lai dịp Tết Nguyên đán và giáp hạtNhiều hoạt động kỷ niệm 15 năm thành lập Hội Sinh viên Trường Đại học Tây Đô
下一篇:Bàn tay chai sạn của cha mẹ và ước mơ nghệ thuật của con
- ·Thời tiết hôm nay 11/11: Bão Yinxing đổi hướng về Hoàng Sa, miền Trung sắp mưa lớn
- ·ĐT Futsal Việt Nam sẵn sàng chinh phục Đông Nam Á
- ·Trường Đại học Trà Vinh: Trao bằng tốt nghiệp cho hơn 700 tân cử nhân, kỹ sư
- ·Giá gạo tăng mạnh gây rủi ro lớn cho an ninh lương thực toàn cầu
- ·Chính sách tiền tệ giúp sức xuất khẩu tăng tốc
- ·Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Thí sinh chỉ thi 4 môn
- ·Đổi mới chương trình, phương thức đào tạo, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp
- ·Giải xe đạp ĐBSCL lần thứ XXIII
- ·Mời chuyên gia quốc tế tham vấn phương án làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
- ·Chung tay bảo vệ môi trường biển bền vững
- ·Đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ cấu kinh tế
- ·Vietinbank Bình Phước ra mắt CLB đọc sách và CLB chạy bộ
- ·Long An tham gia chợ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam
- ·Giá vàng sáng 19
- ·Giải pháp nào cho điện vùng sâu?
- ·Quan tâm phát triển đội ngũ cơ sở giáo dục chuyên biệt
- ·Ngày 4/1: Giá bạc tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ
- ·Góp phần xây dựng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số có chất lượng cho vùng ĐBSCL
- ·Phát triển nông nghiệp sạch ở vùng biên
- ·Nông nghiệp đô thị: Mở ra hướng sản xuất mới
- ·Infographics: Công tác cổ phần hóa, sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước năm 2024
- ·Bình Phước: Tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư các dự án lưới điện
- ·100% trọng tài đủ thể lực làm nhiệm vụ tại V
- ·Trải nghiệm trong học tập
- ·Tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hoà
- ·Tất cả vì người lao động
- ·Tháo dỡ căn nhà 3 mặt tiền án ngữ giữa giao lộ TP.HCM suốt 10 năm
- ·Khen thưởng 30 học sinh đoạt giải Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia THPT năm học 2023
- ·Huyện Hòa Bình: 120 nữ VĐV tham gia Giải bóng đá mini nữ lần thứ I
- ·Giá gạo xuất khẩu Việt Nam vẫn giữ vững vị trí cao nhất thế giới
- ·Cả nước mới đưa vào khai thác 13km đường sắt đô thị
- ·Hội Điều Bình Phước sơ kết 8 tháng năm 2023
- ·Nâng cao năng lực đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước
- ·Công bố và trao quyết định công nhận Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ nhiệm kỳ 2020
- ·Ngày 5/1: Giá cà phê trong nước bất ngờ giảm, giá tiêu tăng mạnh
- ·Nâng cao chất lượng đào tạo gắn với giải quyết việc làm