【vietnam vs iran 4-1】VNVC chuyển giao 30 triệu liều vắc xin Covid
Chiều 10/3,ểngiaotriệuliềuvắvietnam vs iran 4-1 Tổ công tác liên Bộ gồm đại diện lãnh đạo các Bộ: Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao, Công an đã họp thảo luận về việc tiếp nhận 30 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 mà Công ty VNVC đặt mua của AstraZeneca để cung ứng cho Việt Nam.
Số này bao gồm 117.600 liều đang được triển khai tiêm chủng cho lực lượng trên tuyến đầu chống dịch tại 13 tỉnh và thành phố.
Tổ công tác liên Bộ thống nhất, trình Thủ tướng xem xét và quyết định tiếp nhận toàn bộ 30 triệu liều vắc xin này theo nguyên tắc phi lợi nhuận, giá chuyển nhượng ngang bằng với giá mà VNVC mua của AstraZeneca cùng các chi phí khác như thuế VAT, bảo hiểm, vận chuyển, tiếp nhận, bảo quản…Toàn bộ chi phí đã phát sinh trước thời điểm chuyển giao do VNVC tự chi trả.
VNVC là một trong 3 tổ chức được AstraZeneca đồng ý cung cấp vắc xin tại Việt Nam, cùng với COVAX Facility và UNICEF.
Dự kiến, khoảng 60 triệu liều vắc xin Covid-19 sẽ về Việt Nam trong năm 2021, với cung ứng từ 2 nguồn. Nguồn thứ nhất là vắc xin AstraZeneca thông qua Công ty VNVC.
Nguồn thứ hai từ hỗ trợ của COVAX Facility (cơ chế do WHO, Liên minh Toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI), UNICEF, Liên minh đổi mới sáng tạo sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI), các nhà sản xuất vắc xin và các đối tác lập ra, đảm bảo các quốc gia đều được tiếp cận vắc xin một cách công bằng và hiệu quả).
Với vắc xin cung ứng từ VNVC, Bộ Y tế cho biết, cuối tháng 2/2021, 117.600 liều vắc xin của hãng AstraZeneca do SK Bio Hàn Quốc sản xuất đã về đến Việt Nam và được triển khai tiêm chủng từ ngày 8/3.
Dự kiến, các đợt vắc xin tiếp theo với tổng số 29,87 triệu liều sẽ về đến Việt Nam vào tháng 4 (1,48 triệu liều), tháng 5 (2,76 triệu liều), tháng 6 (5,04 triệu liều), tháng 7 (7,32 triệu liều) và tháng 8 (13,27 triệu liều).
Với hỗ trợ của COVAX Facility,theo thông báo của UNICEF, ngày 25/3, lô vắc xin đầu tiên từ nguồn này với 1,37 triệu liều vắc xin AstraZeneca trong cam kết hỗ trợ 30 triệu liều sẽ về đến Việt Nam.
Lô tiếp theo với 2,8 triệu liều tiếp tục về Việt Nam ngày 25/4. Như vậy, đến hết tháng 4/2021, Việt Nam sẽ tiếp nhận 4,17 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 từ COVAX Facility.
Khoảng 25,9 triệu liều vắc xin còn lại trong cam kết hỗ trợ của COVAX Facility dự kiến được chuyển về Việt Nam trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2021.
Những liều vắc xin Covid-19 AstraZeneca đầu tiên về Việt Nam được VNVC vận chuyển tới các điểm tiêm chủng - Ảnh: Phạm Hải |
Bộ Y tế cho hay, để có nguồn cung ứng vắc xin với mục tiêu đảm bảo bao phủ tiêm chủng cho người dân Việt Nam, sớm chủ động đẩy lùi đại dịch, Bộ đang tiếp tục đàm phán với các nhà sản xuất vắc xin như Pfizer, Moderna, Johnson & Johnson, Gamaleya (Sputnik V).
Mục đích nhằm tiếp cận với tất cả các nguồn cung ứng vắc xin, triển khai nhanh nhất việc mở rộng phạm vi sử dụng vắc xin phòng Covid-19 tại Việt Nam.
Bộ Y tế khuyến khích tất cả doanh nghiệp đủ điều kiện tiếp cận, đàm phán với các đối tác trên thế giới để nhập khẩu vắc xin về sử dụng trong nước theo tinh thần Nghị quyết số 21 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng Covid-19.
Nguyễn Liên
Bộ Y tế cảnh báo tình trạng mua bán vắc xin Covid-19 giả
Nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đã liên hệ với Bộ Y tế để gợi ý cung cấp vắc xin phòng Covid-19. Tuy nhiên, các nhà sản xuất vắc xin được chào bán hiện chưa có hoạt động ủy quyền, ủy thác với các nhóm này.
相关推荐
- Quảng Ninh tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2025
- Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn
- Chìa khoá thành công là tăng năng suất lao động!
- Những tin, bài hấp dẫn trên Báo Hải quan số 155 phát hành ngày 27/12/2020
- ‘Thực hiện số hóa ngân hàng một cách toàn diện’
- Quản trị hướng tới phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam
- Thủ tướng phát động Chương trình Sức khỏe Việt Nam
- Kinh tế Việt Nam và những triển vọng trong năm 2019