发布时间:2025-01-10 20:25:06 来源:88Point 作者:Thể thao
Sự bùng nổ các công ty ma chuyên mua bán hóa đơn đã cho thấy loại tội phạm này đang diễn biến hết sức phức tạp gây thất thu thuế,ánhóađơnđỏnhannhảntrênmạbch y thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế nhưng công tác quản lý thì lại không hiệu quả, có quá nhiều kẽ hở để các đối tượng phạm tội lợi dụng chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước.
Nhiều công ty ma tham gia vào bán hóa đơn đỏ "chui". Ảnh minh họa |
Lách luật
Nếu bạn có nhu cầu mua hóa đơn giá trị gia tăng mà người ta vẫn gọi là hóa đơn đỏ, rất đơn giản, có thể dễ dàng mua tại các bến tàu, xe hoặc đặt mua thông qua Internet. Trên các trang mua bán rao vặt online, có hàng trăm tin rao bán hóa đơn GTGT, dịch vụ với mức phí từ 2-10% tổng số tiền ghi trên hóa đơn. Với những khoản tiền lớn, khách hàng có thể gọi điện trực tiếp đặt vấn đề về giá cả, cách thức giao dịch. Đặc biệt, các đối tượng buôn bán hóa đơn còn xây dựng các điểm giao dịch, xây dựng mạng lưới chân rết tại các nhà ga, bến xe. Những chân rết này sẽ bán mỗi hóa đơn với giá 200.000 đồng cho các hóa đơn ghi khống vài triệu đồng. Những chân rết này cũng không quên quảng cáo có thể “xử lý” cả hóa đơn hàng tỉ đồng chỉ với mức chiết khấu từ 2 đến 10% tùy ngành nghề.
Không ít lao động nhàn rỗi thời gian qua đã lao mình như con thiêu thân vào làm cho các đường dây buôn bán hóa đơn này. Lân la hỏi chuyện một chị bán hóa đơn thuê tại khu vực trước cửa ga Hà Nội, chị này cho biết: “Tôi bán mấy tờ hóa đơn chứ có nhiều đâu mà lo bị bắt. Mới lại, mình chỉ ăn non thôi, giá ghi khống chỉ vài triệu, mình chỉ bán thuê thôi, cùng lắm phạt hành chính. Nếu khách hàng cần ghi số tiền lớn, mình chuyển cho mối to hơn. Làm thế này an toàn chẳng lo bị bắt”.
Tại điều 164a - Bộ luật Hình sự về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước có quy định: Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Hóa đơn, chứng từ có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn; đ) Thu lợi bất chính lớn; e) Tái phạm nguy hiểm; g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
Chính những quy định như vậy, nên các đối tượng thường tìm mọi cách lách luật. Các đối tượng tổ chức cầm đầu việc mua bán hóa đơn không bao giờ xuất hiện thường giao cho các chân rết đi bán lẻ tại các nhà ga, bến xe, hoặc qua rao bán trên mạng, các đối tượng bán thuê này sẽ mang đến bán cho khách hàng. Đặc biệt, các đối tượng thường không bán với số lượng lớn mà xé lẻ số lượng hóa đơn để tránh bị xử phạt hình sự. Và đây cũng là lý do vì sao mà loại tội phạm này xuất hiện càng nhiều và càng gia tăng.
Thả nổi
Có thể khẳng định, công tác quản lý hóa đơn, chứng từ đang bị thả nổi nhất là từ khi Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính thực hiện việc giao quyền tự chủ cho các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp về việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Theo quy định tại Khoản 1c, Điều 6, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28-9-2010 của Bộ Tài chính thì: doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tự xác định các điều kiện để tự in hóa đơn và chỉ cần ra quyết định áp dụng hóa đơn tự in gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp và chịu trách nhiệm về quyết định này. Như vậy để được in và in hóa đơn GTGT vô cùng đơn giản. Đặc biệt khi thời gian qua, thủ tục xin phép thành lập doanh nghiệp cũng thông thoáng hơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng phạm tội lợi dụng xin phép thành lập công ty. Nhưng thực chất là không hề hoạt động kinh doanh theo giấy phép mà chỉ để mua bán hóa đơn giá trị gia tăng.
Mới đây, TAND TP.HCM đã xét xử 11 bị cáo trong đường dây mua bán hóa đơn, trốn thuế quy mô lớn. Theo cáo trạng, từ tháng 8-2007 đến 10-2010, Nguyễn Văn Nhi (SN 1971, trú tại quận Gò Vấp, TP.HCM) đã thành lập và mua lại hàng chục công ty TNHH tại TP.HCM. Sau đó, Nhi không tổ chức kinh doanh như giấy phép mà dùng các công ty này thực hiện hành vi mua, bán hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT), ghi khống nội dung trị giá hàng hóa cho những người có nhu cầu. Trong hơn 3 năm, tổng cộng Nhi và đồng phạm đã bán hơn 11.000 hóa đơn GTGT, với giá trị hàng hóa là 3.160 tỉ đồng. Bản thân Nhi thu lợi bất chính 5,8 tỉ đồng. Là chủ mưu trong vụ án gây thất thu cho Nhà nước hàng tỉ đồng nhưng Nguyễn Văn Nhi chỉ phải nhận mức án 2 năm 6 tháng tù. Các bị cáo khác nhận mức án từ 1 năm cải tạo không giam giữ đến 2 năm tù cho tội danh in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước và tội trốn thuế.
Hóa đơn đỏ được chào bán công khai trên mạng internet. Ảnh minh họa |
Diễn biến phức tạp
Thời gian gần đây, các công ty mua bán hóa đơn có dấu hiệu xuất hiện trở lại. Đáng chú ý, cùng lúc xuất hiện nhiều công ty buôn bán hóa đơn số lượng lớn, rồi lại cùng lúc biến mất một cách bí ẩn với hàng nghìn hóa đơn giá trị gia tăng có tổng số tiền ghi khống lên tới hàng nghìn tỉ. Mỗi đường dây được phân thành nhiều nhóm. Trong đó, có nhóm chuyên đứng ra tổ chức hoặc thuê người thành lập doanh nghiệp ảo, nhóm khác đảm nhận việc tìm kiếm địa bàn, đầu mối để tiêu thụ hóa đơn, cung cấp hóa đơn cho các doanh nghiệp có nhu cầu hợp thức hóa nguồn gốc hàng trôi nổi trên thị trường, hàng hóa nhập lậu, sau đó các bên chia lợi nhuận theo tỷ lệ phần trăm rồi ghi khống. Theo đánh giá của Cục CSĐT tội phạm về Trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C15), thủ đoạn mới đang được nhiều đối tượng lợi dụng là hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ đầu vào để tham nhũng và trốn thuế, nhiều vụ gây thiệt hại, thất thu thuế hàng tỉ đồng.
Theo ông Hoàng Công Dũng - Viện Nghiên cứu pháp lý, Bộ Tư pháp thì các đối tượng mua bán hóa đơn thường là các đối tượng kiếm tiền trực tiếp từ việc mua bán hóa đơn, chứng từ, hoặc sử dụng hóa đơn, chứng từ mua được để thực hiện việc trốn thuế. Bên cạnh đó, đã từng có những đối tượng bị xử lý về hành vi chiếm đoạt thuế bằng cách sử dụng các hóa đơn, chứng từ viết khống để xin hoàn thuế.
Tuy nhiên thực tiễn công tác xét xử về loại tội phạm này trong thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn như theo quy định của điều 164a - BLHS thì vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về thế nào là “số lượng lớn”, “số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn” và “Thu lợi bất chính lớn”. Ngay đến ngành tòa án cũng đang còn gặp lúng túng trong việc áp dụng quy định pháp luật đối với hành vi này dẫn đến mức phạt chưa đủ sức răn đe. Đó là chưa kể, các đối tượng khi bị bắt đã kịp tẩu tán hết tài sản. Việc thu hồi các khoản thuế bị thất thu, tài sản do phạm pháp mà có trở nên không khả thi. Mức hình phạt đối với loại tội phạm này chủ yếu là mang tính răn đe, mục đích của hình phạt là yêu cầu đối tượng khắc phục hậu quả khiến cho các đối tượng phạm tội bất chấp pháp luật.
Tội phạm mua bán hóa đơn, chứng từ và tội phạm trốn thuế đã móc nối thành đường dây “ăn cắp” tiền của Nhà nước. Đây là loại tội phạm không mới nhưng hậu quả để lại nghiêm trọng gây thất thu thuế và thiệt hại cho nền kinh tế. Khi công tác kiểm tra của ngành thuế không còn đạt hiệu quả, các mức xử phạt theo quy định của pháp luật còn nhiều bất cập, loại tội phạm này đang diễn biến phức tạp và trở nên khó kiểm soát. Các vụ việc chỉ bị phát hiện khi đã gây hậu quả quá lớn, đặc biệt nghiêm trọng. Đã đến lúc cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ đối với hóa đơn chứng từ, không để các doanh nghiệp tự chủ in ấn phát hành sử dụng hóa đơn GTGT. Đồng thời Luật pháp cần có những quy định cụ thể rõ ràng đối với những hành vi mua bán hóa đơn cũng như chế tài tương ứng, không để các đối tượng lợi dụng lách luật buôn bán hóa đơn công khai như hiện nay.
TheoANTD
相关文章
随便看看