Là những biện pháp vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố nhằm hỗ trợ các ngân hàng,ânhàngtriểnkhaigiảmlãigiãnnợđểhỗtrợngườidândoanhnghiệkq 24h doanh nghiệp ứng phó với những khó khăn do dịch Covid-19 gây ra.
Ngân hàng được chủ động quyết định cơ cấu nợ, miễn giảm lãi
Ngày 13/3, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư số 01 quy định về việc tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19.
Ông Nguyễn Trọng Du - Phó Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng (Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng – NHNN) cho biết, thông tư quy định nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là số dư nợ gốc và/hoặc lãi (bao gồm cả số dư nợ của các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn), đáp ứng đủ các điều kiện sau: phát sinh từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính; phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày liền sau 3 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19; khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi do sụt giảm doanh thu, thu nhập bởi dịch Covid-19.
TCTD có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể về tiêu chí để xác định số dư nợ của khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch, trong đó phải có tiêu chí khách hàng bị sụt giảm doanh thu, thu nhập bởi dịch Covid-19. Thông tư cũng quy định TCTD quyết định việc miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ đối với số dư nợ phát sinh từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) mà nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày liền sau 3 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19 và khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi do sụt giảm doanh thu, thu nhập bởi dịch Covid-19.
Để thực hiện các nội dung này, TCTD phải ban hành quy định nội bộ về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ theo quy định của thông tư để thực hiện thống nhất toàn hệ thống; đảm bảo giám sát chặt chẽ, an toàn, phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ để trục lợi, phản ánh sai lệnh chất lượng tín dụng.
Sẽ giảm các lãi suất điều hành
Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, khác với một số chính sách, gói hỗ trợ trước đây, tại thông tư này, NHNN đã tạo cơ chế thuận lợi nhất để các ngân hàng chủ động quyết định trong việc cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi, phí… thay vì có kèm nhiều điều kiện, tiêu chí gò bó. Bên cạnh đó, thông tư cũng đặt ra các nội dung về việc đảm bảo chính sách ưu đãi đúng đối tượng, tránh việc lợi dụng làm sai chính sách.
Ông Nghiêm Xuân Thành - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) cho rằng, việc ban hành Thông tư 01 của NHNN là thực hiện chính sách tiền tệ để hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch. Về phía doanh nghiệp, với thông tư này, doanh nghiệp sẽ được hưởng các chính sách như giảm và miễn lãi tuỳ theo điều kiện tài chính của các ngân hàng. Chẳng hạn với VCB, mức giảm lãi là từ 1 – 1,5% với các khoản vay VND và 0,5% với khoản vay ngoại tệ. Cùng với đó, DN được giãn nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Về phía ngân hàng, đây là hành lang pháp lý để ngân hàng một mặt thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ mà không phải chuyển nhóm nợ, làm phát sinh đột biến về nợ xấu. Đó cũng là điều kiện để ngân hàng tiếp tục cho vay mới với những doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch mà có khả năng trả nợ theo thời gian và phương án vay mới.
Bên cạnh việc ban hành Thông tư 01, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cũng cho biết, sắp tới NHNN có thể sẽ giảm tiếp các lãi suất điều hành như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất OMO (thị trường mở), cho vay qua đêm... nhằm giúp các TCTD có thêm thanh khoản dồi dào, chi phí nguồn vốn thấp hơn. Thời điểm giảm lãi suất có thể trong thời gian gần và mức giảm lãi suất “tương đối tích cực”.
Đồng thời, NHNN đang chỉ đạo xây dựng đề án giảm phí thanh toán, giao dịch ngân hàng như giảm thêm 50% mức phí hiện nay của Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC), phí chuyển mạch của Napas để giúp các TCTD giảm chi phí.
Được biết, từ đầu năm đến nay, tốc độ tăng trưởng tín dụng chỉ là 0,1%, thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái là 0,85%. Tuy nhiên, lãnh đạo NHNN cho biết chưa đặt ra việc thay đổi mục tiêu tăng trưởng tín dụng của năm, mà trước mắt tập trung khắc phục ảnh hưởng dịch bệnh. Khi dịch kết thúc, căn cứ mức độ phục hồi thì có thể xem xét tính đến việc điều chỉnh hay không. Theo ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), tính đến ngày 4/3/2020 đã có 23 TCTD báo cáo NHNN. Ước tính có khoảng 926 ngàn tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, chiếm khoảng 14,27% trên tổng dư nợ của 23 TCTD này và chiếm khoảng 11,3% dư nợ cho vay toàn hệ thống. Trong đó một số ngành có khả năng ảnh hưởng lớn như: nông, lâm nghiệp và thủy sản, xuất nhập khẩu, dịch vụ lưu trú, ăn uống, thực phẩm, đồ uống, vận tải, dệt may, da giầy, điện tử, điện lạnh, dầu khí, du lịch, giáo dục… NHNN cũng đã nhận được nhiều văn bản, đơn từ của các hiệp hội, các doanh nghiệp như dệt may, vận tải, cà phê, sắn, hàng không, xuất khẩu,, giáo dục ngoài công lập… đề nghị xem xét tháo gỡ khó khăn. |
H.Y |