Đồ chơi trẻ em không nhãn mác,ĐồchơitrẻemTrànlanhàngkhôngnguồngốgiải vô địch tasmania úc tem hợp chuẩn bán tràn lan ở lòng đường phố Hàng Mã ( Hà Nội). Ảnh: T.Uyên Sai phạm về nhãn hàng hóa Theo đánh giá của cơ quan quản lý thị trường tỷ lệ sản phẩm đồ chơi trẻ em (ĐCTE) nhập lậu không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng cũng đang không ngừng gia tăng. Báo cáo nhanh của Thanh tra Bộ KH&CN cho thấy, chỉ tính riêng trong đợt thanh tra chuyên đề diện rộng về chất lượng đồ chơi trẻ khoảng 2 tháng gần đây, Bộ đã tiến hành kiểm tra gần 350 cơ sở sản xuất, kinh doanh, buôn bán đồ chơi. Trong số hàng chục nghìn mẫu kiểm tra, về cảm quan phần lớn vi phạm, tập trung vào mẫu không có dấu hợp quy đạt chuẩn và vi phạm quy định về nhãn hàng hóa. Trong số này, chỉ có 1 cơ sở sản xuất, còn lại là cơ sở kinh doanh, buôn bán. Ông Trần Minh Dũng, Chánh thanh tra Bộ KH&CN cho biết, trong quá trình thanh tra đã phát hiện 104 cơ sở có vi phạm, tức 30,6% so với số cơ sở được kiểm tra. Theo ông Dũng, tỷ lệ vi phạm này còn ở mức cao. Các hành vi dễ phát hiện đã được xử lý ngay là sai phạm liên quan đến nhãn hàng hóa (92 cơ sở, chiếm 88,5% tổng số sai phạm) và sai phạm về quy định gắn dấu hợp quy (CR) với 12 cơ sở, chiếm 11,5% cơ sở có vi phạm. Ông Dũng cũng cho hay, những chỉ tiêu cơ lý, hóa lý về chất lượng ĐCTE như hàm lượng sơn, phơi nhiễm độc tố, sản phẩm bông vải có khả năng cháy, độ cứng, độ sắc nhọn của sản phẩm cũng được lấy mẫu nhiều hơn trong đợt thanh tra diện rộng lần này. Ông Phạm Văn Toàn, trưởng phòng thanh tra 3, Bộ KH&CN cho biết, trong quá trình thanh tra ĐCTE thì các hành vi vi phạm phổ biến trong kinh dianh ĐCTE thường rơi một số lỗi vi phạm như ĐCTE ko có dấu hợp quy, dấu hợp quy sai quy định hay không có hồ sơ công bố chuẩn hợp quy. Bên cạnh đó việc ghi nhãn hàng hóa cũng sai phạm nhiều: thiếu thông tin cảnh báo, không có nhãn phụ, không phân biệt lứa tuổi sử dụng…
Nhiều loại đồ chơi chưa được kiểm định chất lượng sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng. Ảnh: T.Uyên Gian lận tem hợp chuẩn Tại các tuyến phố bán ĐCTE phục vụ tết Trung thu trên địa bàn Hà Nội, hàng nghìn sản phẩm ĐCTE không nhãn mác, không dấu hợp quy vẫn được bán tràn lan. Điều đáng lưu ý là các loại đồ chơi này chưa được kiểm định về chất lượng, không có tem CR nên khả năng mất an toàn cho trẻ nhỏ là rất cao. Theo chị Vũ Hồng Anh, chủ một cửa hàng chuyên về ĐCTE trên phố Hàng Mã cho biết, dịp trung thu này ĐCTE được nhập về rất nhiều, họ bán ở chợ đêm dọc mấy tuyến phố cổ. “Đa phần là hàng nhập lậu nên làm gì có hợp chuẩn, nhập mỗi nơi một ít mẫu bán thời vụ thôi”, chị Hồng Anh cho biết. Theo khảo sát của PV Chất lượng Việt Nam, tại các tuyến phố cổ vào ban đêm, nhiều hàng bày bán ĐCTE nhưng tuyệt nhiên không có nhãn phụ hay bất kỳ một thông tin cảnh báo nào. Đề cập đến vấn đề hợp chuẩn hợp quy cho sản phẩm ĐCTE, ông Trần Minh Dũng cho hay, ĐCTE hiện rất đa dạng, có rất nhiều chủng loại khác nhau nên việc quản lý chứng nhận hợp quy đối với tất cả các loại đồ chơi là một vấn đề phức tạp. Cũng theo ông Dũng, qua quá trình kiểm tra cơ quan chức năng đã phát hiện một lượng lớn đồ chơi không nhỏ trên thị trường là sản phẩm không rõ nguồn gốc, được nhập theo đường tiểu ngạch. “Ngoài ra, còn các sản phẩm đồ chơi có dán tem nhưng tem không bảo đảm theo quy định, chưa kể có những gian lận về cách dán tem cho sản phẩm đồ chơi. Ví dụ như hồ sơ chứng nhận là búp bê nhưng lại được dán vào đồ chơi ô tô”, ông Dũng nói. Để nâng cao hiệu quả quản lý, kiểm soát chất lượng đồ chơi trên thị trường, chỉ có giấy chứng nhận, tem... thì chưa đủ, mà phải bảo đảm các chỉ tiêu theo quy chuẩn đã được đề ra, do đó cần được lấy mẫu để thử nghiệm các chỉ tiêu nghi ngờ. “Vừa qua, chúng tôi đã thu hồi gần 1.200 sản phẩm không rõ nguồn gốc”, Chánh thanh tra Bộ KH&CN cho biết. (Còn nữa) Thanh Uyên - Hoàng Hữu Thám |