Trước khi bước vào vụ thu hoạch lúa Đông xuân 2021-2022,ạchlaĐngxunđầuvụNiềmvuichưanhưkỳvọolympic tashkent nông dân trên địa bàn tỉnh đều đặt kỳ vọng về một vụ lúa trúng mùa, trúng giá để bù đắp phần nào về giá vật tư nông nghiệp tăng cao; thế nhưng, hiện sự kỳ vọng của bà con chưa như mong muốn. Năng suất lúa Đông xuân sớm trên địa bàn tỉnh đang đạt ở mức cao nhưng giá bán thì giảm. Qua ghi nhận thực tế thì vào thời điểm này nhiều cánh đồng xuống giống sớm vụ lúa Đông xuân tại huyện Long Mỹ, Châu Thành A và Vị Thủy lúa đang chín vàng đồng; trong đó, đã có một số diện tích được nông dân cắt xong và sẽ tiếp tục thu hoạch rộ trong vài ngày tới. Điều phấn khởi hiện nay của nông dân là năng suất lúa ở mức hấp dẫn. Qua đây phản ánh đúng kết quả về sự quyết tâm trong từng khâu chăm sóc của bà con để vụ lúa chính trong năm đạt thắng lợi về năng suất. Vừa thu hoạch xong 1,2ha lúa Đông xuân (giống IR 50404) của gia đình, ông Nguyễn Văn Xuân, ở ấp 4, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, thông tin: “Do chọn canh tác giống lúa ngắn ngày nên tôi và bà con ở cánh đồng nơi đây thường bắt đầu thu hoạch vụ lúa Đông xuân sớm hơn so với nhiều địa phương khác trong huyện. Năm nay, thời tiết thuận lợi, dịch hại trên cây lúa ít nên hầu hết nông dân đã cắt lúa xong đều đạt năng suất từ 1-1,1 tấn/công (một công 1.300m2), riêng gia đình tôi là 1,1 tấn/công, tăng 50 kg/công so với cùng kỳ. Để đạt năng suất cao như trên thì từ khi xuống giống đến thu hoạch, tôi luôn chủ động thăm đồng để phòng ngừa dịch hại trên lúa có hiệu quả, nhất là áp dụng tốt các giải pháp về mô hình “3 giảm, 3 tăng” và “1 phải, 5 giảm” theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp”. Dù giá lúa đang giảm nhưng nông dân thu hoạch đến đâu đều được thương lái cho phương tiện đến vận chuyển đi tiêu thụ hết đến đó. Đang đếm số lượng bao lúa để chuẩn bị cân cho thương lái, ông Nguyễn Văn Thuấn, ở ấp Thị Tứ, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, cho hay: “Máy cắt vừa thu hoạch xong 5 công lúa Đông xuân (giống Đài thơm 8) của gia đình với tổng số hơn 110 bao. Như vậy, quy ra mỗi công cũng được 22 bao và mỗi bao nặng hơn 50kg. Từ số lượng trên thì tính ra mỗi công lúa đạt năng suất khoảng 1,1 tấn/công, tăng khoảng 50 kg/công so với cùng kỳ. Hiện không riêng gì tôi mà hầu hết nông dân đã và đang cắt lúa trong lúc này đều đạt năng suất tương tự”. Cùng niềm phấn khởi khi khẳng định năng suất lúa Đông xuân năm nay sẽ đạt ở mức cao, ông Trương Phú Quốc, Chủ tịch HĐQT- Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Thuận Tiến, ở ấp 3, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, chia sẻ: “Dù còn vài ngày nữa mới vào vụ cắt lúa, thế nhưng qua kết quả thăm đồng mới đây thì tôi và mấy thành viên trong HTX đều đánh giá năng suất lúa Đông xuân của các thành viên đều đạt trên 1 tấn/công, trong đó có ruộng lúa khả năng đạt hơn 1,2 tấn/công. Điều phấn khởi kế tiếp là toàn bộ 103ha lúa của HTX đều được nông dân chọn sạ giống lúa chất lượng cao là RVT, trong đó có 52ha áp dụng mô hình sản xuất lúa giống theo chuỗi giá trị, 70% diện tích sử dụng máy cấy trong gieo sạ và 50% diện tích sử dụng thiết bị bay không người lái để phun thuốc bảo vệ thực vật. Từ những cách làm trên là nguyên nhân chính dẫn tới các ruộng lúa của HTX đang trĩu bông chờ mùa thu hoạch bội thu”. Dù năng suất lúa Đông xuân sớm đã cắt xong đang ở mức khá cao và nhiều nông dân chuẩn bị thu hoạch cũng tự tin về năng suất lúa của mình, thế nhưng có một điều mà bà con chưa đạt như kỳ vọng là về giá bán lúa. Cụ thể, hiện thương lái cân lúa tươi tại ruộng với giống lúa IR 50404 là 5.500 đồng/kg, giảm 500-700 đồng/kg so với cùng kỳ; còn giống lúa Đài thơm 8 và OM 5451 dao động ở mức từ 5.700-5.800 đồng/kg, trong khi cùng kỳ mọi năm thì mức giá là 6.200-6.400 đồng/kg. “Chi phí đầu tư trong vụ lúa Đông xuân năm nay đều tăng ở mỗi khâu, đặc biệt là giá phân bón tăng mạnh, trong đó có loại phân bón có giá tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ. Do đầu tư ở mức cao nên bình quân mỗi công lúa tôi bỏ ra chi phí khoảng 3 triệu đồng/công, trong khi cùng kỳ thì mức chỉ dao động từ 2-2,5 triệu đồng/công. Mặc dù năng suất lúa Đông xuân vẫn đảm bảo ở mức cao nhưng do giá bán giảm và ở mức thấp nên vụ lúa Đông xuân năm nay, gia đình tôi kiếm được nguồn lợi nhuận khoảng 3 triệu đồng/công. Mặt khác, tuy giá bán giảm nhưng lúa thu hoạch đến đâu đều được thương lái cân hết ngay đến đó, qua đây phần nào tạo được không khí về mùa vụ sôi nổi trên các cánh đồng đang vào mùa gặt lúa”, ông Nguyễn Văn Xuân, ở ấp 4, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, thông tin thêm. Dù đạt lợi nhuận nhưng ở mức khoảng 3 triệu đồng/công thì thật sự cũng là một áp lực không nhỏ cho người nông dân khi chuẩn bị tái sản xuất vụ lúa Hè thu trong điều kiện các chi phí đầu vào đang ở mức cao, nhất là giá phân bón. Đó là chưa kể những nông dân phải thuê đất canh tác thì áp lực càng nhiều hơn. Do đó, việc kìm giảm giá vật tư nông nghiệp và có giải pháp tăng giá thu mua lúa trong thời gian tới từ doanh nghiệp là những vấn đề được nông dân trồng lúa của tỉnh quan tâm và cần được ngành chức năng có hướng tháo gỡ kịp thời nhằm giúp bà con an tâm sản xuất.
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC |