当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【ty le macao】Giải pháp quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số

【ty le macao】Giải pháp quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số

2025-01-26 03:39:27 [Ngoại Hạng Anh] 来源:88Point

Vẫn còn những hạn chế

Tại Hội thảo khoa học “Chính sách và quản lý Thuế,ảiphápquảnlýthuếđốivớihoạtđộngkinhdoanhtrênnềntảngsốty le macao Hải quan, Logistics” được Khoa Thuế và Hải quan (Học viện Tài chính) tổ chức mới đây, TS. Nguyễn Đình Chiến - Phó trưởng Khoa Thuế và Hải quan cho biết, trong thời gian qua, hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ đối với người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trên nền tảng số luôn được chú trọng với mục tiêu giúp các chủ thể kinh doanh hiểu và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế của mình.

Giải pháp quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số
Cần tăng cường giải pháp quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số. Ảnh minh họa

Về quản lý chủ thể kinh doanh và giao dịch chịu thuế, ngành Thuế đã tăng cường phối hợp với các cơ quan, bộ, ngành cùng với các nghiệp vụ quản lý để đưa các doanh nghiệp, các tổ chức, các hộ, cá nhân có hoạt động hoạt động kinh doanh trên nền tảng số vào danh sách quản lý. Các thông tin dữ liệu về người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trên nền tảng số được bổ sung, hoàn thiện, góp phần xây dựng hệ thống dữ liệu lớn về hoạt động kinh doanh trên nền tảng số của toàn ngành Thuế.

375 sàn thương mại điện tử thực hiện cung cấp thông tin

Ngày 15/12/2022, Tổng cục Thuế chính thức vận hành Cổng thông tin thương mại điện tử để tiếp nhận thông tin về các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử. Đến ngày 17/11/2023, đã ghi nhận 375 sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện việc cung cấp thông tin.

Về hiện đại hóa quản lý thuế, thời gian qua, ngành Thuế đã triển khai thực hiện các đề án hiện đại hóa của ngành trong quản lý thuế nói chung, quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số nói riêng.

Đối với lĩnh vực kinh doanh trên nền tảng số, từ ngày 21/3/2022, Tổng cục Thuế đã chính thức vận hành Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài. Tính đến nay, đã có 74 nhà cung cấp nước ngoài thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế qua cổng, trong đó có một số nhà cung cấp nước ngoài lớn như: Meta, Google, Tiktok, Microsoft, Apple, Netflix… Tổng số thuế các nhà cung cấp nước ngoài đã nộp năm 2022 là 3.478 tỷ đồng; 11 tháng năm 2023 được 8.020 tỷ đồng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, TS. Nguyễn Đình Chiến cho hay, trong quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số thời gian qua vẫn còn những hạn chế nhất định, gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động quản lý thuế.

Cụ thể, vấn đề nhận diện, đưa các chủ thể có phát sinh hoạt động kinh doanh trên nền tảng số vào diện quản lý của cơ quan thuế vẫn còn hạn chế. Mặc dù thời gian qua, nhiều chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh trên nền tảng số đã được đưa vào danh sách quản lý thuế. Tuy nhiên, số lượng được quản lý vẫn chưa được đầy đủ so với số thực tế hoạt động, đặc biệt với nhóm chủ thể kinh doanh là cá nhân, đây thực sự là vấn đề mà ngành Thuế gặp rất nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện.

Cùng với đó, cơ quan thuế chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu lớn, đầy đủ về người nộp thuế để phục vụ cho hoạt động quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số. Vấn đề xác định doanh thu, thu nhập của các chủ thể kinh doanh trên nền tảng số gặp khó khăn do chưa có các công cụ để kiểm soát, theo dõi lượng hàng hóa cũng như doanh thu phát sinh từ các hoạt động này.

Điều này cũng có tác động không nhỏ đến hiệu quả của các hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, dẫn đến thất thoát, gian lận trong tuân thủ thuế của các chủ thể chưa được phát hiện kịp thời, gây thất thu thuế, mất công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế giữa các chủ thể kinh doanh.

Xây dựng dữ liệu lớn về hoạt động kinh doanh trên nền tảng số

Trước thực trạng trên, TS. Nguyễn Đình Chiến cho rằng, các giải pháp cơ bản cần triển khai để nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số trong thời gian tới cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số cho người nộp thuế; tăng cường quản lý thông tin người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trên nền tảng số.

Trong quản lý thuế hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, việc xây dựng dữ liệu lớn, đầy đủ về hoạt động kinh doanh trên nền tảng số là cơ sở quan trọng phục vụ quản lý thuế. Các bộ, ngành liên quan cần thực hiện đầy đủ các nội dung công việc đã được giao cụ thể trong Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 30/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ để tăng cường hiệu lực, hiệu quả và tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, kinh doanh xuyên biên giới, kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành để chống thất thu thuế.

Giải pháp quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số
Hoạt động kinh doanh thương mại điện tử ngày càng phát triển. Ảnh: Văn Nam.

Ngành Thuế cũng cần hiện đại hóa công tác quản lý thuế và tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế trong thực hiện nghĩa vụ thuế của mình, như triển khai rộng rãi các dịch vụ thuế điện tử, phù hợp với thông lệ quốc tế và các quy định hiện hành theo pháp luật Việt Nam…

Đưa ra giải pháp hoàn thiện chính sách về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, PGS.TS Vương Thị Thu Hiền - Khoa Thuế và Hải quan cho rằng, cần sửa đổi, bổ sung quy định về phân ngành kinh tế Việt Nam phù hợp với những thay đổi về các phương thức kinh doanh trên nền tảng số, kinh doanh thương mại điện tử.

Theo PGS.TS Vương Thị Thu Hiền, cơ quan thuế cần nghiên cứu bổ sung quy định, thiết lập cơ chế hướng dẫn người nộp thuế ở nước ngoài có trách nhiệm và chủ động kê khai thông tin người nộp thuế, chủ động thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Xây dựng tiêu chí xác định cơ sở thường trú trong giao dịch trên nền tảng số, Việt Nam cần sửa đổi định nghĩa về cơ sở thường trú trong Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; tích cực cập nhật kinh nghiệm từ các nước phát triển, các tổ chức quốc tế trong việc xác định cơ sở thường trú trong giao dịch thương mại điện tử, từ đó nghiên cứu xây dựng các tiêu chí xác định cơ sở thường trú tại Việt Nam trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.

Cùng với đó, sửa đổi, bổ sung quy định về đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng bao quát hết những sản phẩm, dịch vụ kinh doanh trên nền tảng số; có quy định, hướng dẫn cụ thể hơn về đăng ký, kê khai thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số; nghiên cứu bổ sung những trường hợp mà sàn giao dịch thương mại điện tử phải có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay cho cá nhân.

Cần bổ sung cụ thể vào Nghị định quy định chi tiết Luật Quản lý thuế loại thông tin cung cấp, cách thức và thời hạn cung cấp thông tin của cá nhân trong trường hợp sàn giao dịch thương mại điện tử không kê khai, nộp thuế thay cho cá nhân. Đồng thời, xác định rõ giới hạn trách nhiệm bảo mật thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan để vừa đảm bảo chống thất thu thuế, vừa đảm bảo lợi ích hợp pháp của các cá nhân kinh doanh thương mại điện tử./.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

推荐文章
热点阅读