【lịch thi đấu đá hôm nay】Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

  发布时间:2025-01-09 12:15:06   作者:玩站小弟   我要评论
Hàng giả làm khó công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ khu vực ASEAN Hải quan TP Hồ Chí Minh: Ngăn lịch thi đấu đá hôm nay。
Hàng giả làm khó công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ khu vực ASEAN Hải quan TP Hồ Chí Minh: Ngăn chặn nhiều vụ nhập khẩu hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ Hành lang pháp luật khá đầy đủ về chống xâm phạm quyền SHTT trong thương mại điện tử
Đại diện nhãn hàng hướng dẫn phân biệt hàng thật, hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT với công chức Hải quan và khách hàng. 	Ảnh: T.H
Đại diện nhãn hàng hướng dẫn phân biệt hàng thật, hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT với công chức Hải quan và khách hàng. Ảnh: T.H

Khó khởi tố đối tượng làm hàng giả

Theo ông Lê Thành Đại, Chủ tịch Hiệp hội Yến sào Việt Nam, tình hình quản lý và kinh doanh hàng hóa trên thị trường, đặc biệt là trên sàn thương mại điện tử, mạng xã hội còn nhiều hạn chế, gây ra những hệ lụy rất lớn đến niềm tin, quyền lợi người tiêu dùng, gây rối loạn thị trường, thiệt hại đến lợi ích của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính.

Lấy dẫn chứng từ mặt hàng yến sào, ông Lê Thành Đại cho biết, do là loại thực phẩm cao cấp, giá trị cao, lợi nhuận lớn nên trên thị trường và sàn thương mại điện tử có nhiều hình thức kinh doanh không lành mạnh, nhái nhãn hiệu, sản xuất yến giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc… Điều này gây sụt giảm niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm, dẫn đến giảm sức mua và nguy cơ bị người tiêu dùng "tẩy chay". Hiệp hội Yến sào Việt Nam đã có nhiều văn bản kiến nghị cơ quan chức năng, đồng thời tìm giải pháp công nghệ để phòng, chống hàng giả, bảo vệ quyền SHTT cho các doanh nghiệp.

Tiến sĩ Trần Quý, Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam cho rằng, có 3 trường hợp doanh nghiệp bị tác động mạnh nhất do hàng giả là các nhãn hàng, nhà bán lẻ và nền tảng thương mại điện tử. Hàng giả, hàng kém chất lượng chủ yếu trà trộn vào chuỗi cung ứng tại các điểm "chuyển giao" vận tải như cửa khẩu, cảng biển, giữa hai nhà phân phối bằng cách khai thác vấn đề của vận đơn.

“Nhiều đối tượng đăng bán trên mạng rất nhiều sản phẩm nhưng thực tế kiểm tra chỉ là buôn bán nhỏ lẻ, tại hiện trường chỉ có vài trăm sản phẩm. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đã phát hiện những kho hàng giả quy mô lớn chuyên tiếp tế hàng cho các trang bán trên mạng”- ông Trần Văn Dũng, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý cho biết.

Ông Trần Quý cho rằng, vận đơn vật lý (hợp đồng giấy) ngày càng tỏ ra kém hiệu quả khi dễ dàng sao chép và không an toàn. Do đó, vận đơn thông minh (Smart BOL) sẽ an toàn hơn vì không thể sao chép, sửa đổi, dễ dàng chia sẻ, liên thông trong chuỗi cung ứng; tích hợp với các hệ thống thông tin và IoT để tự động cập nhật dữ liệu… Điều này sẽ nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng, kiểm soát nguồn gốc hàng hóa dễ dàng.

Ở góc độ cơ quan quản lý, đại diện Cục SHTT khẳng định, trên không gian mạng đang có rất nhiều hình thức bán hàng nhưng cũng nở rộ hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền SHTT. Qua theo dõi trên thương mại điện tử, có tình trạng bán điện thoại cao cấp nhái hàng hiệu với giá 1 triệu đồng, thay vì giá hàng thật ở mức 860 triệu đồng; hay như sản phẩm của thương hiệu Adidas cũng bị rao bán với các tên na ná như Adidis, Adidos… Thực tế này cho thấy, các đối tượng làm hàng giả, hàng nhái rất tinh vi trong việc né tránh pháp luật. Họ thừa biết làm hàng giả có thể bị xử lý hình sự, nên thường làm nhái thay đổi một 1-2 chi tiết trên sản phẩm để đánh lừa người tiêu dùng. Trước sự gian lận thương mại trên không gian mạng đã có những vụ vi phạm bị cơ quan chức khởi tố vụ án, nhưng lại không khởi tố được bị can vì bị can ở nước ngoài.

Ông Trần Văn Dũng, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, thời điểm cuối năm, cận Tết, đối tượng kinh doanh hàng giả, hàng lậu lợi dụng nhu cầu hàng hóa tăng cao để trà trộn bán hàng giả rầm rộ. Trong đó, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng lậu trong môi trường thương mại điện tử cũng tăng. Trên không gian mạng, người bán và người mua không tiếp xúc nhau. Có tình trạng hình ảnh rao bán là hàng thật nhưng hàng giao cho khách lại là giả.

Cũng theo ông Trần Văn Dũng, thời gian qua lực lượng chức năng đã tăng cường chống hàng giả trên mạng, bước đầu đạt kết quả tốt, song vẫn gặp khá nhiều khó khăn do nạn mua bán hàng giả đã và đang diễn biến phức tạp. Lực lượng quản lý thị trường sẽ tiếp tục đẩy mạnh chống hàng giả trên thương mại điện tử bằng cách lập các tổ để theo dõi sát sao hơn.

Doanh nghiệp chủ động chuyển đổi số

Từ thực tế trên, các chuyên gia cho rằng, để triển khai chuyển đổi số trong lĩnh vực chống hàng giả một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần chú trọng ứng dụng các công nghệ chống giả trên nền tảng số, có khả năng nhận diện, xác thực hàng thật giả nhanh, đảm bảo độ bảo mật cao, truy xuất nguồn gốc và minh bạch thông tin, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp quản trị hàng hóa, quản lý kho, kênh phân phối, định danh và theo dõi và truy vết đường đi sản phẩm. Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng sử dụng các công cụ và cách phân biệt hàng thật - hàng giả cũng là yếu tố không thể thiếu.

Ông Đặng Văn Dũng, Phó chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho rằng, công tác chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của các cấp, các ngành. Chính vì thế, cần tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin, phát huy sức mạnh tổng hợp của xã hội vào công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT. Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ chuyển đổi số kết hợp với công nghệ, giải pháp chống hàng giả, truy xuất nguồn gốc hiện đại trong công tác giám sát và phát hiện vi phạm.

Cũng theo ông Đặng Văn Dũng, cần chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử, nhất là việc chấp hành pháp luật, không kinh doanh, mua bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Hơn nữa, đẩy mạnh tuyên truyền về cách thức nhận biết, phân biệt hàng hóa, quyền của người mua hàng, trách nhiệm của người bán hàng, vạch trần các phương thức, thủ đoạn của các đối tượng bán hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng trên các nền tảng số... để người mua hàng là những người tiêu dùng thông minh.

Để xử lý triệt để hàng giả, nhất là hàng giả bán trên thương mại điện tử, ông Nguyễn Viết Hồng, Tổng giám đốc Công ty Vina CHG cho biết, đơn vị đã sản xuất tem chống hàng giả ứng dụng công nghệ cao giúp doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu, giúp lực lượng chức năng quản lý tốt hơn. Theo đó, từ tem in thông thường dán lên bao bì đã được chuyển thành tem in trực tiếp lên bao bì, giúp rút ngắn thời gian, tiết kiệm nhân lực và chi phí trong việc phát hiện, xử lý hàng giả.

Tuy vậy, ông Hồng cũng chia sẻ rằng, chuyển đổi số trong lĩnh vực này không thể thực hiện đơn lẻ mà đòi hỏi sự đầu tư bài bản vào các công nghệ tiên tiến và sự phối hợp đồng bộ giữa các bên liên quan, bao gồm doanh nghiệp, cơ quan quản lý và người tiêu dùng.

“Người tiêu dùng nên thận trọng khi lựa chọn sản phẩm. Nếu mua hàng mà không truy xuất được nguồn gốc hàng hóa bằng tem chống hàng giả, bằng mã quét QR... thì nguy cơ hàng đó không phải hàng thật”, ông Hồng khuyến cáo.

相关文章

最新评论