【lịch thi đấu bóng đá hạng 2 pháp】Đối mặt “lực cản” trong đổi mới doanh nghiệp nhà nước

  发布时间:2025-01-25 20:44:46   作者:玩站小弟   我要评论
Các DN của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thu được kết quả tốt sau khi bán cổ phần lần đầu. Ảnh: ST. Vẫn lịch thi đấu bóng đá hạng 2 pháp。

doi mat luc can trong doi moi doanh nghiep nha nuoc

Các DN của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thu được kết quả tốt sau khi bán cổ phần lần đầu. Ảnh: ST.

Vẫn đang “ì ạch”

Tuy chiếm chưa đến 1% tổng số lượng DN nhưng các DNNN lại đang nắm giữ những lĩnh vực kinh tế then chốt của đất nước và đóng góp lớn nhất vào GDP với tỷ trọng gần 30%. Ngoài ra,Đốimặtlựccảntrongđổimớidoanhnghiệpnhànướlịch thi đấu bóng đá hạng 2 pháp khu vực kinh tế này còn góp phần quan trọng giải quyết việc làm cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của các DNNN hiện vẫn chưa tương xứng với nguồn lực khổng lồ đang nắm giữ.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính, việc ban hành cơ chế chính sách cơ cấu lại DNNN trong 8 tháng đầu năm 2018 vẫn tiếp tục được triển khai rốt ráo. Chính phủ đã ban hành 1 nghị quyết (Nghị quyết số 09/NQ-CP về thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN) và 8 nghị định phục vụ quá trình cơ cấu lại DNNN. Trong số 8 nghị định có 6 nghị định về điều lệ và tổ chức hoạt động của 5 tập đoàn (Dầu khí, Hóa chất, Điện lực, Than và Khoáng sản, Viễn thông Quân đội), 2 tổng công ty (Đường sắt, Lương thực miền Bắc) và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào DN và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại DN.

Với thẩm quyền của mình, Bộ Tài chính cũng đã ban hành 3 thông tư hướng dẫn các quy định của Chính phủ, gồm: Thông tư số 40/2018/TT-BTC hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ CPH của DNNN và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do DNNN đầu tư 100% vốn điều lệ chuyển đổi thành công ty cổ phần; Thông tư số 41/2018/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về xử lý tài chính và xác định giá trị DN khi chuyển DNNN và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do DNNN đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần và Thông tư số 59/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 219/2015/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 91.

Bên cạnh việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, trong 8 tháng qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án cơ cấu lại của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội. Bộ Giao thông vận tải phê duyệt phương án cơ cấu lại Tổng công ty Quản lý bay. TP. Hải Phòng phê duyệt phương án cơ cấu lại 7 DN. Tỉnh Quảng Bình phê duyệt đề án cơ cấu lại 2 DN.

Như vậy, tính từ khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Cơ cấu lại DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016 - 2020" (25/5/2017) đến nay, đã có 35 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cơ cấu lại.

Về CPH, trong 8 tháng đầu năm 2018, có 10 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án CPH, trong đó CPH 9 DNNN và 1 đơn vị sự nghiệp. Tổng giá trị DN là 29.524 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 15.271 tỷ đồng. Tổng vốn điều lệ theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt là 18.272 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 11.158 tỷ đồng; bán cho nhà đầu tư chiến lược 2.289 tỷ đồng; đấu giá công khai 4.733 tỷ đồng, số còn lại bán cho người lao động là 82 tỷ đồng và tổ chức công đoàn 5 tỷ đồng. Cộng thêm 10 DN này, con số được phê duyệt phương án CPH mới được hơn 30% kế hoạch của năm 2017-2018 và còn rất khiêm tốn so với con số 127 DN đã được “chỉ mặt đặt tên” của cả giai đoạn 2017-2020.

Chưa kể, việc “chây ì”, không đăng ký, giao dịch niêm yết trên thị trường chứng khoán sau khi CPH vẫn còn tồn tại. Trong danh sách 747 DN được Bộ Tài chính công khai hồi giữa tháng 8/2017, đến nay mới có 138 DN đã niêm yết và đăng ký giao dịch trên Upcom; 72 DN chưa đăng ký giao dịch, niêm yết; 23 DN đã hủy đăng ký công ty đại chúng.

Tình hình thoái vốn khả quan hơn. 8 tháng, các DN đã thoái được 3.772 tỷ đồng, thu về 9.140 tỷ đồng. Việc triển khai bán cổ phần lần đầu của các DN thu lại kết quả tốt khi 20 DN bán cổ phần lần đầu với tổng giá trị bán ra là 13.745 tỷ đồng, thu được 21.565 tỷ đồng.

Nỗi lo “mất quyền lợi”

Đánh giá về tổng thể, việc cơ cấu lại, đổi mới DNNN vẫn đang “ì ạch” so với kỳ vọng. Vẫn là câu hỏi cũ: “Vì sao?”.

Trả lời câu hỏi này, TS. Huỳnh Thế Du – Giảng viên chính sách công, Đại học Fulbright phân tích: Nếu nhìn vào tiến trình CPH, có thể nhận thấy rào cản rất lớn chính là lợi ích và mục tiêu. Khi CPH, nguồn lực của Nhà nước và nguồn lực xã hội sẽ được sử dụng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, người “mất” nhiều nhất lại chính là những người quản lý các DNNN, những người điều hành trực tiếp DN đó. CPH sẽ khiến những đặc quyền đặc lợi của đối tượng này giảm đi. Đây là rào cản lớn nhất.

Cùng với đó, có một vấn đề khác là nhiều ý kiến vẫn muốn Nhà nước giữ lượng cổ phần chi phối nhất định, ví dụ như trên 50% hay ở mức độ nào đó thấp hơn nhưng vẫn là lớn. Thực chất, việc nắm giữ cổ phần từ 49% lên 51% là hai vị trí hoàn toàn khác nhau liên quan tới quyền quyết định. Nếu một “ai đó” đã giữ khoảng 30-40% cổ phần của DN và mua thêm một số cổ phần nữa là có thể đạt 51% để nắm quyền quyết định. Điều đó cũng đồng nghĩa cổ đông này có thể sử dụng các cách thức khác nhau để chuyển nguồn lực, lợi ích của DN hiện tại thành lợi thế của họ. Lúc này, DN thực chất mua bán chỉ còn cái vỏ, cơ bản 49% vốn Nhà nước không còn tác dụng, nhất là khi tình trạng “cha chung không ai khóc” trong quản lý số vốn này vẫn còn tồn tại.

Theo TS. Huỳnh Thế Du, khi tiến hành CPH, bước quan trọng là không cho phép cổ đông đã nắm 45% mua thêm quá 5% mà phải có cơ chế đảm bảo toàn bộ phần vốn còn lại được bán đi thông qua quá trình đấu giá công khai hoặc đảm bảo lượng mua cân bằng trong DN thì mới tạo ra quá trình phát triển lành mạnh. Nếu không sẽ có sự thất thoát của vốn, thất thoát nguồn lực Nhà nước.

“Đó là chưa kể có rất nhiều vấn đề sân sau ở trong đó, ví dụ như một DNNN rất lớn, người ta chỉ CPH một số bộ phận nhỏ nhưng những bộ phận đó tạo ra nguồn lực, tạo ra doanh thu, tạo ra giá trị chính của DN. Điều đó không khác gì sân sau hay lợi ích nhóm trá hình” – ông Du nhấn mạnh.

Đánh giá từ góc độ quản lý nhà nước, ông Đặng Quyết Tiến – Cục trưởng Cục Tài chính DN, Bộ Tài chính cho rằng: Vấn đề nằm ở khâu tổ chức thực hiện và quyết tâm thay đổi nhận thức của người đứng đầu DN. Trong đó có 3 việc chưa làm được. Đó là: Tính kỷ luật chấp hành chỉ đạo của cấp trên, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chưa được thực hiện nghiêm; còn e ngại trong việc thực hiện thực chất đổi mới khi CPH, tâm lý sợ mất vị trí, vai trò sau CPH; tư tưởng né tránh trách nhiệm, sợ va chạm nên chưa làm quyết liệt, mạnh mẽ khi thực hiện quy trình mới chặt chẽ, công khai minh bạch, rõ ràng hơn.

Trao quyền vào tay “người ngoài”

Đưa ra giải pháp, ông Đặng Quyết Tiến cho biết: Với tư cách là đơn vị xây dựng cơ chế, chính sách về vấn đề CPH, thoái vốn, Bộ Tài chính đã hoàn thành cơ bản đầy đủ khung khổ pháp lý. Trong quá trình triển khai có một số vấn đề mang tính đặc thù, Bộ đã cử cán bộ thường xuyên nắm bắt, kịp thời lắng nghe khó khăn để tháo gỡ vướng mắc của các tập đoàn, tổng công ty và các địa phương với thời gian nhanh nhất. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát lẫn chế tài đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu, người đứng đầu DN. Đặc biệt, cần rà soát lại các danh mục CPH, thoái vốn nếu đơn vị nào làm chậm phải có nhắc nhở, kiểm điểm. Trường hợp danh mục thoái vốn, cơ quan, DN đã đăng ký năm 2017, 2018 không làm được thì cần mạnh dạn chuyển giao về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) - DN thoái vốn chuyên nghiệp. Ngoài ra, cần yêu cầu các cơ quan, DN công bố công khai rõ ràng lộ trình thực hiện, theo tiến độ quý, 6 tháng, ghi rõ tên người chịu trách nhiệm. Ví dụ như Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm CPH DN A, B cần ghi rõ luôn trong lộ trình năm 2018, 2019, 2020. Việc kê rõ sẽ làm rõ tiến độ, đầu mối xử lý vướng mắc cũng như trách nhiệm người đứng đầu.

Một trong những giải pháp quan trọng nữa, theo ông Tiến, là tập trung mạnh hơn ở khâu tổ chức thực hiện gắn với các chế tài, trách nhiệm đối với người đứng đầu DN, cơ quan đại diện chủ sở hữu; đồng thời đẩy mạnh việc công khai, minh bạch về lộ trình, tiến độ, kết quả và trách nhiệm người thực hiện. Lộ trình đó có giải pháp rõ ràng sẽ đảm bảo tiến độ CPH, thoái vốn tại các DNNN.

Trong khi đó, ông Huỳnh Thế Du đề đạt: Để xử lý câu chuyện “lợi ích” khi cơ cấu lại DNNN, phải cho người bên ngoài vào DN để thực hiện việc CPH hoặc thành lập một đơn vị có thể gọi là Ban CPH với vai trò quyết định gồm những người không liên quan trực tiếp đến DN đó để đẩy nhanh tiến trình CPH. Những người trong DN cũng có thể tham gia là thành viên của Ban nhưng không được quyết định, bởi nếu được, tình trạng “chây ì” sẽ tiếp tục diễn ra vì “chẳng ai tự bắn vào chân mình, chẳng ai tự đẩy nhanh tiến trình làm giảm bớt lợi ích của bản thân”.

相关文章

最新评论