当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【nhan dinh psv】Trung Quốc đang đối mặt với nhiều rủi ro tài chính

【nhan dinh psv】Trung Quốc đang đối mặt với nhiều rủi ro tài chính

2025-01-10 09:36:58 [La liga] 来源:88Point

dien da kinh te

Các diễn giả trong và ngoài nước thảo luận những thách thức đặt ra cho Trung Quốc trong trung hạn. Ảnh: N.K

Trao đổi tại hội thảo,ốcđangđốimặtvớinhiềurủirotàichínhan dinh psv các diễn giả đã tham luận về các vấn đề kinh tế cấp thiết của Trung Quốc trong bối cảnh thế hệ lãnh đạo thứ 5, đang phải đối diện với những thách thức đang ngày càng gia tăng liên quan đến tái cấu trúc của nền kinh tế. Từ đó, gợi mở những hàm ý cho Việt Nam.

Đánh giá tác động của kinh tế toàn cầu tới kinh tế Trung Quốc giai đoạn 2010-2015, Ths. Đặng Ngọc Trâm, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia cho rằng, cuộc khủng hoảng ở bên ngoài có thể là cơ hội để đẩy nhanh và quyết liệt hơn tái cơ cấu bên trong; song nếu không được bắt bệnh chuẩn xác và điều chỉnh đúng hướng, lại trở thành tác nhân phát tác căn bệnh đã ủ lâu ngày.

Tác nhân "đẩy" đó là tăng trưởng toàn dầu có xu hướng chững lại nen nhu cầu đối với hàng hóa Trung Quốc tăng trưởng yếu trong trung hạn. Gói QE3 vẫn được duy trì song có xu hướng thu hẹp trong trung hạn, Abenomics với nỗ lực phục hồi kinh tế Nhật Bản… cũng có thể hạ nhiệt dòng vốn chảy sang các nền kinh tế đang nổi như Trung Quốc.

Chưa kể là sự tháo chạy của dòng vốn nước ngoài (trực tiếp + gián tiếp + dòng tiền nóng) trong trường hợp căng thẳng kinh tế tại Trung Quốc gia tăng càng làm trầm trọng thêm những vấn đề của kinh tế nước này. Bên cạnh đó, sự dịch chuyển sản xuất trong khu vực Đông Á đang diễn ra theo chiều hướng không thực sự có lợi cho Trung Quốc. Mỹ quay trở lại châu Á – Thái Bình Dương và những căng thẳng địa chính trị trong khu vực, tác động tiêu cực tới tiến trình liên kết kinh tế khu vực.

Tác nhân "kéo" là triển vọng tăng trưởng khá của Mỹ và các nền kinh tế Đông Á. Dòng vốn FDI vào và ra còn tích cực hỗ trợ nâng cấp nền sản xuất Trung Quốc. Tiến trình cải tổ và giám sát chặt chẽ hơn hệ thống tài chính toàn cầu hỗ trợ khả năng mở cửa của hệ thống tài chính Trung Quốc. Trong khi giá hàng hóa thế giới tiếp tục trong xu hướng giảm, đặc biệt là giá dầu và các nguyên liệu cơ bản cho sản xuất.

Đặc biệt, quan hệ Trung – Mỹ đang ngày càng chặt chẽ dẫn tới những ràng buộc lớn hơn trong chính sách của hai bên với nhau. Trong khi sự đa dạng hóa thị trường xuất khẩu giảm thiểu ảnh hưởng của sự sụt giảm cầu hàng hóa từ châu Âu, Trung Quốc hưởng lợi trong việc tiếp cận công nghệ và thị trường châu Âu thông qua mua lại và sáp nhập.

“Kinh tế Đông Á vẫn đang trong xu thế hội nhập hóa mạnh mẽ, nỗ lực ly tâm khỏi sức hút của kinh tế Trung Quốc của các nền kinh tế trong khu vực khó có chuyển biến về căn bản trong trung hạn. Triển vọng tăng trưởng và khả năng bùng nổ rủi ro trong trung hạn của Trung Quốc, do vậy, phần lớn phụ thuộc vào những yếu tố nội tải của nền kinh tế này”, Ths. Đặng Ngọc Trâm nhận định.

Thực tế, chất lượng tín dụng của Trung Quốc có xu hướng xấu đi trong năm 2012 và dự báo tăng trưởng ở mức 2 con số trong năm 2013. So sánh với các nước khác, trong giai đoạn 2003-2012, nợ xấu Trung Quốc ở mức 6,25%.

Nợ công của chính quyền địa phương Trung Quốc cũng rất lớn, khoảng 10.700 tỷ NDT (khoảng 1.700 tỷ USD) năm 2010. "Nợ chính quyền trung ương là khá minh bạch thì tình hình nợ của chính quyền địa phương lại rất không rõ ràng. Quy mô và mức độ nghiêm trọng của nợ xấu cũng chưa rõ ràng. Nhà nước không chỉ quản lý các ngân hàng lớn nhất mà còn quản lý cả các doanh nghiệp nhà nước (vốn là bộ phận vay nợ nhiều). Cơ chế này gây nên nhiều gian lận và tạo điều kiện để các khoản nợ dễ dàng được che dấu", Ths. Đặng Ngọc Trâm trao đổi.

Thực vậy, Trung Quốc đang trải qua các cuộc cải cách thay đổi kéo dài và đối mặt với nhiều rủi ro. Rủi ro về tín dụng, rủi ro về thanh khoản, rủi ro về cơ cấu và quản trị, rủi ro từ suy thoái kinh tế bên ngoài. Trong đó, rủi ro về cơ cấu, quản trị đóng vai trò quan trọng. Rủi ro trong hệ thống ngân hàng sẽ dễ bộc lộ, hiện hữu thành tổn thất lớn khi chịu tác động của rủi ro từ suy thoái kinh tế bên ngoài.

Ngô Kiến

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

推荐文章
热点阅读