Trong đó,ng tkeonhacai nhan dinh tuyên truyền, vận động, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững là trọng tâm. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về lâm nghiệp trên các nền tảng số, hệ thống thông tin cơ sở và các phương tiện truyền thông mới; phổ biến các nội dung, nhiệm vụ được quy định tại chiến lược, chương trình, đề án, dự án, kế hoạch phát triển ngành lâm nghiệp và các văn bản liên quan khác; tăng cường sự giám sát của người dân, cộng đồng, các đoàn thể xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Vườn quốc gia Bù Gia Mập nhìn từ trên cao Hoàn chỉnh pháp luật, cơ chế, chính sách về lâm nghiệp phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm tăng cường quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng bền vững. Xây dựng các cơ chế, chính sách, kế hoạch của tỉnh để quản lý hiệu quả diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất đã được xác lập; khuyến khích, thu hút hiệu quả sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, các nguồn lực xã hội đầu tư cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững; đẩy mạnh phát triển các loại dịch vụ môi trường rừng. Chủ động quyết định các chính sách thuộc thẩm quyền của địa phương. Phát triển lâm nghiệp tỉnh đảm bảo theo đúng định hướng, mục tiêu tổng quát Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Phước; các chương trình, đề án trọng điểm của ngành lâm nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tổ chức thực hiện hiệu quả quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, nội dung của quy hoạch lâm nghiệp trong quy hoạch tỉnh và một số đề án trọng điểm. Tiếp tục rà soát, sắp xếp tổ chức, bộ máy, ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực lâm nghiệp phù hợp với các quy định của trung ương và tình hình thực tiễn tại địa phương. Chú trọng thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức, người lao động hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp. Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 984/QĐ-TTg ngày 23-6-2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ triển khai Kết luận số 82-KL/TW ngày 29-7-2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong theo dõi, giám sát, quản lý tài nguyên rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng; truy xuất nguồn gốc lâm sản, nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững. Đồng thời chủ động, nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế về lâm nghiệp. Các nhiệm vụ và giải pháp trên nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, vai trò, tầm quan trọng của rừng, từ đó thay đổi hành vi, thói quen trong sinh hoạt, sản xuất, tiêu dùng, tạo động lực cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Xem văn bảntại đây |