当前位置:首页 > World Cup

【bóng đá tây ban nha tối nay】Phát triển ngành công nghiệp ôtô: Đúng tầm, đúng tiềm lực

Phát triển ngành công nghiệp ôtô: Đúng tầm,áttriểnngànhcôngnghiệpôtôĐúngtầmđúngtiềmlự<strong>bóng đá tây ban nha tối nay</strong> đúng tiềm lực

Tỷ lệ nội địa hóa còn thấp

Theo ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), thị trường CNHT ngành sản xuất ôtô đã hình thành và phát triển với các sản phẩm phụ tùng linh kiện ôtô, bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu một số doanh nghiệp lắp ráp ôtô ở Việt Nam. Mặc dù vậy, nhìn chung, chất lượng sản phẩm phụ tùng linh kiện ôtô cung ứng trên thị trường còn kém. Đa số doanh nghiệp (DN) nội về CNHT chỉ cung ứng sản phẩm cho lắp ráp ôtô trong nước. Tỷ lệ nội địa hóa đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi đạt thấp, đạt bình quân khoảng 7 - 10%, riêng Công ty CP ôtô Trường Hải (Thaco) đạt 15 - 18%. Hơn 90% linh kiện, phụ tùng ôtô lắp ráp hiện nay vẫn do các công ty mẹ hoặc từ công ty xuyên quốc gia ở nước ngoài cung cấp, trong khi đó để làm một chiếc ôtô phải cần từ 30.000 - 40.000 linh kiện.

Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra những hạn chế nói trên. Cụ thể là do các DN chưa nắm bắt được nhu cầu của thị trường, năng lực khoa học và công nghệ sản xuất kém. Ngoài ra, sự liên kết giữa các DN lắp ráp và cung cấp linh kiện, phụ tùng còn thiếu và lỏng lẻo.

Nhìn nhận vấn đề này, theo VASI, do mức tiêu thụ ôtô trong nước còn thấp, DN chưa mở rộng thị trường ở ngoài nước nên thị trường tiêu thụ ôtô còn hạn chế kéo theo thị trường CNHT ngành sản xuất ôtô ở nước ta có quy mô nhỏ, hạn chế khả năng phát triển doanh nghiệp sản xuất phụ tùng linh kiện, trong khi chi phí sản xuất linh kiện ôtô của Việt Nam cao hơn khoảng 20% so với các nước trong khu vực.

Đẩy mạnh đổi mới công nghệ

Theo Cục Công nghiệp, để đáp ứng nhu cầu sản xuất ôtô trong nước và từng bước tham gia vào hệ thống cung ứng sản phẩm hỗ trợ trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành công nghiệp ôtô thế giới, thời gian gần đây, Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ ngành CNHT trong nước nói chung và công nghiệp ôtô nói riêng. Đặc biệt là Nghị định 111/2015/NĐ-CP về phát triển CNHT với mục tiêu đến năm 2020, cơ bản hình thành ngành CNHT cho sản xuất ôtô. Phấn đấu đáp ứng khoảng 35% (tính theo giá trị) nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp ôtô trong nước.

Hiện nay, tín hiệu đáng mừng là một số DN đã chủ động đầu tư dây chuyền máy móc công nghệ để sản xuất sản phẩm phụ tùng linh kiện, chi tiết về ôtô. Đã có những DN CNHT đầu tư công nghệ tiến tiến nên đã tạo ra một số sản phẩm có khả năng cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu của các DN sản xuất lắp ráp ôtô trong nước và đã xuất khẩu.

Là DN hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất ôtô, đại diện Công ty cổ phần Ôtô Trường Hải (Thaco) cho biết, để chủ động linh kiện cho sản xuất, hiện tại Công ty đã có khu phức hợp sản xuất, lắp ráp xe ôtô; có 13 nhà máy CNHT, ngoài cung cấp cho Thaco, còn có thể cung cấp cho các DN trong nước.

Nhiều chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, muốn tồn tại và phát triển, các DN CNHT trong nước cần chủ động đầu tư đổi mới công nghệ, hướng tới tự động hóa; tăng cường liên kết với nhau để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Theo đó, các DN phải chủ động kết nối: Kết nối người mua, kết nối công nghệ; tối ưu hóa chi phí bằng cách liên tục cải tiến, đổi mới và giá thành phải cạnh tranh.

Phát huy vai trò DN dẫn đầu

TS. Trương Thị Chí Bình, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký VASI nhận định: CNHT và công nghiệp ôtô Việt Nam có nhiều dư địa phát triển vì không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn hướng tới thị trường khu vực và thế giới. Tuy nhiên, các DN tham gia vào CNHT phải có chiến lược dài hạn, tăng cường kết nối và chủ động trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Hơn nữa DN phải thường xuyên cải tiến, đổi mới quy trình sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế đồng thời cắt giảm tối đa chi phí để nâng cao khả năng cạnh tranh, phát huy vai trò DN dẫn đầu về CNHT.

Ông Võ Quang Huệ, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup, người theo sát dự án Tổ hợp nhà máy sản xuất ôtô, xe máy điện VinFast cho rằng, để phát triển ngành công nghiệp ôtô trong nước, phải có sự phối hợp nhuần nhuyễn của toàn bộ ngành CNHT trong nước, trong đó, phải có DN dẫn đầu, đầu ngành và một mạng lưới, hệ thống các DN bao quanh, cung cấp linh kiện, sản phẩm cho các DN lớn. Vinfast hướng đến xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các DN hỗ trợ tại Việt Nam nhằm xây dựng phát triển đồng bộ ngành CNHT.

Mục tiêu của VinFast đặt ra trong dài hạn là tỷ lệ nội địa hóa đạt hơn 60% với ôtô và 100% với xe máy điện. Do đó, Tập đoàn nỗ lực kêu gọi các nhà cung cấp có tiềm năng trong và ngoài nước cùng tham gia hoặc tự đầu tư vào đề án CNHT.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Vũ Quang Tâm, thành viên Hội đồng quản trị Tổng công ty My Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam (VEAM) cho rằng, DN phải chủ động trong việc phân tích xu hướng và nắm bắt cơ hội kịp thời để định hướng đầu tư hợp lý. "Quan trọng nhất, DN CNHT phải thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ với nhà sản xuất chính mới có thể tham gia lâu dài vào chuỗi cung ứng", ông Vũ Quang Tâm bày tỏ.

Các chuyên gia cho rằng, cần có giải pháp thúc đẩy ngành CNHT, tạo động lực, tiền đề cho ngành công nghiệp ôtô phát triển đúng tầm và đúng tiềm lực. Khi CNHT phát triển sẽ tạo ra sự lan tỏa lớn, thúc đẩy hàng loạt lĩnh vực khác phát triển theo. Thêm vào đó, chính sách phát triển công nghiệp ôtô phải ưu tiên hỗ trợ cho các DN lớn để tạo ra dung lượng thị trường đủ lớn.

分享到: