Khuyến khích thực hiện xuất khẩu hàng chính ngạch qua cửa khẩu Chi Ma | |
Nông sản ùn ùn kéo lên cửa khẩu bất chấp khuyến cáo |
Ảnh minh họa. Ảnh: H.Nụ |
Bộ Công Thương vừa cập nhật tình hình giao nhận hàng hóa tại một số cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc ngày 16/2.
Cụ thể tại tỉnh Lạng Sơn,ẫncòngầnxehàngtồntạicửakhẩgiai c2 ở cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị: Xuất 136 xe (nông sản, hoa quả, linh kiện điện tử, khẩu trang, nước rửa tay, găng tay); nhập 62 xe (linh kiện điện tử, nông sản: lê, hành, tỏi, nấm..., máy móc..); tồn 368 xe nông sản, hoa quả (mít, thanh long, ớt, nhãn) xuất khẩu, linh kiện điện tử xuất khẩu.
Ở cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Ga Đồng Đăng không phát sinh hoạt động, không còn hàng tồn.
Ở cửa khẩu Cốc Nam không phát sinh hoạt động và tồn 10 xe (lạc, tạp hóa, da bò, mỹ phẩm).
Ở cửa khẩu Chi Ma còn tồn 4 xe xuất khẩu (1 xe tái nhập khẩu thạch đen; 1 xe hạt tiêu, 2 xe quả sung khô); tồn 41 toa hàng nhập khẩu, trong đó 40 toa thép tấm, thép tròn, 1 toa than điện cực.
Tại tỉnh Lào Cai: Tổng số xe xuất nhập khẩu là 245 xe. Trong đó đã xuất khẩu 155 xe (thanh long 89, chuối 13, dưa hấu 14, mít 8, xoài 1, quặng sắt 30); đã nhập khẩu 90 xe. Hiện, còn khoảng 100 xe hàng nông sản chờ làm thủ tục xuất khẩu tại Lào Cai.
Tại tỉnh Quảng Ninh: Hiện đang tồn hàng xuất là 58.600 tấn tinh bột sắn, 4 container thanh long; còn lại khoảng 30 xe sầu riêng đã được đưa vào nội địa Việt Nam tiêu thụ.
Các tỉnh khác không có diễn biến phát sinh.
Trước đó, ngay ngày 14/2, Bộ Công Thương đã phát đi khuyến cáo, kêu gọi các doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân liên quan theo dõi sát tình hình tại khu vực cửa khẩu biên giới, hạn chế đưa hàng hóa lên biên giới, trừ trường hợp đưa lên để xuất khẩu theo hình thức chính ngạch và phía đối tác Trung Quốc có khả năng nhận hàng.
Bộ Công Thương đề nghị các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần liên hệ với đối tác phía Trung Quốc để đàm phán chuyển đổi sang hình thức xuất khẩu chính ngạch và chủ động áp dụng các biện pháp sẵn sàng chuyển đổi như thay đổi bao bì, nhãn mác hàng hóa, dán tem truy xuất nguồn gốc, bảo đảm an toàn thực phẩm…
Bộ Công Thương nêu rõ: Tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19) đang diễn biến phức tạp, khó lường và có tác động nhiều mặt tới nền kinh tế nói chung cũng như các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa nói riêng, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, trái cây.
Do đó, các lô hàng nông, lâm, thủy sản và trái cây Việt Nam mặc dù có thể được làm thủ tục thông quan xuất khẩu, nhưng tiến độ sẽ chậm hơn nhiều so với thời gian trước do phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh.