当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【lich bóng đa hôm nay】Buôn lậu

Thelich bóng đa hôm nayo hồ sơ vụ án, tháng 2-2015, Thái Bình Dương (SN 1990, tại tỉnh Khánh Hòa), thường trú quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, nhờ một người quen đứng tên để thành lập Công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông sản Thái Bình (Công ty Thái Bình). Sau khi được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp giấy phép hoạt động, Dương đã nhiều lần thay đổi địa chỉ kinh doanh, thành viên và vốn điều lệ...

Vào năm 2016, ông Nguyễn Mạnh Hà (chưa rõ địa chỉ) tham gia góp 3 tỷ đồng để đứng tên cổ đông. Do không thống nhất về phương thức kinh doanh nên ông Hà đã rút hết vốn góp khỏi công ty. Đến tháng 3-2018, Công ty Thái Bình tiếp tục thay đổi người đại diện theo pháp luật và lần này do chính Thái Bình Dương làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Trong quá trình hoạt động, Dương thấy việc nhập hạt điều từ châu Phi về Việt Nam làm nguyên liệu sản xuất cho các nhà máy chế biến được giảm 5% thuế. Từ chính sách này, Dương đã định hình kiểu làm ăn phi pháp mới là nhập khẩu hạt điều châu Phi về chỉ dành một phần nhỏ phục vụ sản xuất, số còn lại lén bán ra thị trường kiếm lời. Để thực hiện ý định này, tháng 8-2016, Dương lên tỉnh Bình Phước thuê đất tại xã Tân Tiến, huyện Đồng Phú để mở nhà kho, xưởng chế biến... Sau đó, Dương thông báo cơ sở sản xuất của công ty mình với Chi cục Hải quan Chơn Thành về điều kiện nhập khẩu hạt điều để sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu. Qua kiểm tra, Chi cục Hải quan Chơn Thành nhận thấy Công ty Thái Bình đáp ứng mọi pháp lý nên đồng ý cho doanh nghiệp này nhập khẩu hạt điều từ châu Phi... Từ ngày 8-9-2016 đến 15-1-2018, Dương đã mở tổng cộng 70 tờ khai hải quan nhập khẩu theo loại hình E31, tức nhập khẩu nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu tại Chi cục Hải quan Chơn Thành để nhập về 11.072.571kg hạt điều thô. Số hàng hóa này có xuất xứ từ châu Phi, với tổng trị giá 440.109.362.821,15 đồng.

Sau khi hàng được thông quan, trên đường vận chuyển về kho, Dương đã bán hạt điều cho: anh Lê Bá Hậu (SN 1967), trú xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng; anh Trần Văn Vũ (SN 1989), trú thành phố Đồng Xoài; chị Phạm Thị Châm (1974), trú Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng và anh Trần Văn Bảo ở huyện Bù Đốp... Tất cả những người mua hàng này Dương đều không khai báo với Chi cục Hải quan Chơn Thành và không đăng ký chuyển đổi mục đích, hay kiểm tra an toàn thực phẩm và không kê khai để nộp thuế...  Ngày 15-1-2018, Chi cục Hải quan Chơn Thành kiểm tra việc sử dụng hàng nhập khẩu trong sản xuất đối với Công ty Thái Bình... thì phát hiện doanh nghiệp này không sản xuất, không còn máy móc, dây chuyền, thiết bị và không có công nhân. Hàng tồn kho tại Công ty Thái Bình chỉ còn 5.449.000kg hạt điều nguyên liệu. Ngày 20-3-2018, Chi cục Hải quan Chơn Thành ra quyết định ấn định thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Công ty Thái Bình. Tiếp đó, Chi cục Hải quan Chơn Thành ra quyết định xử phạt hành chính doanh nghiệp này 24.963.723.947 đồng...

Tuy nhiên, qua kiểm tra hồ sơ, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) đã yêu cầu Chi cục Hải quan Chơn Thành ra quyết định hủy quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty Thái Bình vì có dấu hiệu buôn lậu. Cuối tháng 7-2018, Cục Điều tra chống buôn lậu ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “Buôn lậu” và chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án sang Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước để điều tra theo thẩm quyền. Ngày 8-8-2019, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước ra Quyết định số 04/CT-VKS-P3 về việc truy tố bị can Thái Bình Dương ra trước Tòa án nhân dân tỉnh xét xử về tội “Buôn lậu” theo quy định pháp luật.

Tấn Phong

分享到: