Giữ ổn định 3,ảmhađấttrồnglúatăngđấtpháttriểnhạtầngquốkashima đấu với tokyo5 triệu ha đất lúa
Mục tiêu được Nghị quyết nêu rõ là bảo đảm nhu cầu sử dụng đất để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Phân bổ hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực đất đai cho các ngành, lĩnh vực và các địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo nền tảng để đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Bố trí quỹ đất đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, bảo đảm kết nối không gian phát triển liên ngành, liên vùng, các hành lang kinh tế và các vùng động lực phát triển của quốc gia; giữ ổn định 3,5 triệu ha đất trồng lúa; bảo đảm tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42 - 43%.
Khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng; hạn chế tình trạng suy thoái đất; cải tạo, phục hồi diện tích đất bị thoái hóa gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Trong kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 – 2025, một số chỉ tiêu chính đến năm 2025 được Quốc hội thông qua là: diện tích đất nông nghiệp là 27.866.830 ha, chiếm 84%, giảm 116.430 nghìn ha so với năm 2020 (trong đó diện tích đất trồng lúa là 3.733.040 ha, chiếm 11,27%, giảm 184.210 ha); diện tích đất phi nông nghiệp là 4.404.890 ha, chiếm 13,3%, tăng 473.780 ha (bao gồm đất khu công nghiệp, đất quốc phòng, an ninh, đất phát triển hạ tầng quốc gia…)…
Trong quy hoạch sử dụng đất quốc gia đến năm 2030, một số chỉ tiêu chính đến năm 2030 được xác định là: đất nông nghiệp là 27.732.040 ha, chiếm 83,7%, giảm 251.220 ha so với năm 2020 (trong đó, đất trồng lúa là 3.568.480 ha, chiếm 10,77%, giảm 348.770 ha; đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất tăng lần lượt 111.040 ha, 161.770 ha, 172,30 ha); đất phi nông nghiệp là 4.896.480 ha, chiếm 14,78%, tăng 965.370 ha…
Các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua Nghị quyết |
Hạn chế chuyển đổi đất lúa sang đất phi nông nghiệp
Trước đó, trong quá trình góp ý cho dự thảo, đa số ý kiến tán thành việc giữ diện tích đất trồng lúa đến năm 2030 là 3,568 triệu ha, tuy nhiên có ý kiến đề nghị làm rõ cơ sở để đưa ra chỉ tiêu này, có ý kiến đề nghị chỉ giữ 3,2 triệu ha.
Giải trình về ý kiến này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho biết quy hoạch đất trồng lúa được tính toán trên cở sở bảo đảm nhu cầu lương thực của quốc gia trong thời kỳ quy hoạch, đồng thời bám sát Kết luận số 81-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030; cơ bản bám sát các định hướng phát triển kinh tế các vùng trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, phù hợp với tiềm năng đất đai từng vùng, địa phương trong phát triển đất trồng lúa. Về chuyển đổi đất trồng lúa, trên thực tế ở một số nơi, việc sử dụng đất trồng lúa để trồng các cây khác hoặc nuôi trồng thủy sản đang diễn ra và cho thấy hiệu quả kinh tế cao hơn.
Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, dự thảo Nghị quyết quy định cho phép chuyển đổi linh hoạt cơ cấu cây trồng, vật nuôi tối đa 300 nghìn ha đất trồng lúa, nhưng không làm thay đổi tính chất, điều kiện sử dụng đất lúa, có thể chuyển đổi trở lại trồng lúa khi cần thiết. Đồng thời, nêu rõ hạn chế việc chuyển đổi đất trồng lúa, nhất là đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp, đặc biệt là đất khu công nghiệp.
Có kế hoạch cụ thể về phân bổ đất khu công nghiệp
Về chỉ tiêu đất khu công nghiệp, có ý kiến cho rằng, quy hoạch chỉ tiêu đất khu công nghiệp đến năm 2030 rất cao (tăng 120,1 nghìn ha so với năm 2020) trong khi giai đoạn 2011 - 2020 tỷ lệ đất này chỉ đạt hơn 47%. Việc tăng chỉ tiêu này là quan trọng nhưng cần tính toán kỹ lưỡng, có quy định chặt chẽ để không lạm dụng việc quy hoạch gây lãng phí đất đai.
UBTVQH cho biết, những năm gần đây và dự báo trong giai đoạn phục hồi, phát triển kinh tế thời gian tới, dòng vốn chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam có xu hướng gia tăng, hệ thống hạ tầng giao thông được hoàn thiện. Mặt khác, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 - 2030 đã đặt mục tiêu đưa nước ta trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, tỷ trọng khu vực công nghiệp đạt trên 40% GDP vào năm 2030.
Theo báo cáo của Chính phủ, chỉ tiêu này đã được tính toán khoa học, xác định diện tích đất khu công nghiệp đến năm 2030 là 210,93 nghìn ha, tăng 120,10 nghìn ha so với năm 2020, tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm, các trục kinh tế ven biển, gắn kết với hạ tầng giao thông.
Để nâng cao tính khả thi, hiệu quả thực hiện, UBTVQH đề nghị Chính phủ gắn quy hoạch phát triển khu công nghiệp với quy hoạch phát triển đô thị, mạng lưới dịch vụ thương mại, phân bố dân cư, nhà ở và các công trình xã hội, văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao phục vụ công nhân làm việc trong khu công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trong sinh hoạt và sản xuất.
Đồng thời, đề nghị Chính phủ lưu ý có kế hoạch cụ thể để phân bổ đất khu công nghiệp, tránh hiện tượng hợp thức hóa các dự án của nhà đầu tư.
UBTVQH cũng đề nghị Chính phủ lưu ý việc phân bổ đất khu công nghiệp giữa các địa phương cho phù hợp; có chính sách thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp, tránh để lãng phí đất đai, ảnh hưởng đến sinh kế của người dân do để đất trống nhiều năm như giai đoạn trước; tổng kết, đánh giá chính sách phát triển khu công nghiệp, để thực hiện hiệu quả hơn hoạt động của khu công nghiệp thời gian tới.
Chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia đến năm 2030
STT | Loại đất | Hiện trạng năm 2020 | Quy hoạch đến năm 2030 | So sánh tăng (+); giảm (-), (nghìn ha) | ||
---|---|---|---|---|---|---|
Diện tích (nghìn ha) | Cơ cấu (%) | Diện tích (nghìn ha) | Cơ cấu (%) | |||
1 | Đất nông nghiệp | 27.983,26 | 84,46 | 27.732,04 | 83,70 | -251,22 |
1.1 | Đất trồng lúa | 3.917,25 | 11,82 | 3.568,48 | 10,77 | -348,77 |
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước | 3.176,20 | 9,59 | 3.001,43 | 9,06 | -174,77 | |
1.2 | Đất rừng phòng hộ | 5.118,55 | 15,45 | 5.229,59 | 15,78 | +111,04 |
1.3 | Đất rừng đặc dụng | 2.293,77 | 6,92 | 2.455,54 | 7,41 | +161,77 |
1.4 | Đất rừng sản xuất | 7.992,34 | 24,12 | 8.164,64 | 24,64 | +172,30 |
Trong đó: Đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên | 3.977,43 | 12,00 | 3.950,45 | 11,92 | -26,98 | |
2 | Đất phi nông nghiệp | 3.931,11 | 11,86 | 4.896,48 | 14,78 | +965,37 |
2.1 | Đất khu công nghiệp | 90,83 | 0,27 | 210,93 | 0,64 | +120,10 |
2.2 | Đất quốc phòng | 243,16 | 0,73 | 289,07 | 0,87 | +45,91 |
2.3 | Đất an ninh | 52,71 | 0,16 | 72,33 | 0,22 | +19,62 |
2.4 | Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia | 1.342,41 | 4,05 | 1.754,61 | 5,30 | +412,20 |
Trong đó: | ||||||
- | Đất giao thông | 722,33 | 2,18 | 921,88 | 2,78 | +199,55 |
- | Đất xây dựng cơ sở văn hóa | 9,21 | 0,03 | 20,37 | 0,06 | +11,16 |
- | Đất xây dựng cơ sở y tế | 7,42 | 0,02 | 12,04 | 0,04 | +4,62 |
- | Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo | 48,91 | 0,15 | 78,60 | 0,24 | +29,69 |
- | Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao | 19,96 | 0,06 | 37,78 | 0,11 | +17,82 |
- | Đất công trình năng lượng | 198,09 | 0,60 | 288,51 | 0,87 | +90,42 |
- | Đất công trình bưu chính, viễn thông | 0,91 | 0,003 | 3,08 | 0,009 | +2,17 |
2.5 | Đất xây dựng kho dự trữ quốc gia | 0,29 | 0,001 | 0,45 | 0,001 | +0,16 |
2.6 | Đất có di tích lịch sử - văn hóa | 7,71 | 0,02 | 12,57 | 0,04 | +4,86 |
2.7 | Đất bãi thải, xử lý chất thải | 8,17 | 0,02 | 18,17 | 0,05 | +10,00 |
3 | Đất chưa sử dụng | |||||
3.1 | Đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng | 714,15 | 2,16 | |||
3.2 | Đất chưa sử dụng còn lại | 1.219,75 | 3,68 | 505,60 | 1,52 | -714,15 |
4 | Đất khu kinh tế1 | 1.634,13 | 4,93 | 1.649,53 | 4,98 | +15,40 |
5 | Đất khu công nghệ cao1 | 3,63 | 0,01 | 4,14 | 0,01 | +0,51 |
6 | Đất đô thị1 | 2.028,07 | 6,12 | 2.953,85 | 8,91 | +925,78 |
Ghi chú: 1Chỉ tiêu không tổng hợp khi tính tổng diện tích tự nhiên.