当前位置:首页 > La liga > 【tin tức bóng đá anh】Tìm giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu gạo bền vững

【tin tức bóng đá anh】Tìm giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu gạo bền vững

2025-01-10 15:32:41 [Thể thao] 来源:88Point

tim giai phap phat trien thi truong xuat khau gao ben vung

Xuất khẩu gạo của Việt Nam hướng đến tăng tỉ trọng phát triển bền vững. Ảnh S.T

Ông Trần Xuân Long,ìmgiảipháppháttriểnthịtrườngxuấtkhẩugạobềnvữtin tức bóng đá anh Trưởng Phòng Quản lý Xuất khẩu gạo, Cục Xuất nhập khẩu ( Bộ Công Thương) cho biết, theo Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2030, Việt Nam sẽ giảm dần xuất khẩu gạo về số lượng nhưng tăng giá trị xuất khẩu theo hướng bền vững. Cụ thể, giai đoạn 2017-2020, lượng gạo xuất khẩu hằng năm khoảng 4,5 - 5 triệu tấn, trị giá đạt bình quân từ 2,2 - 2,3 tỷ USD/năm. Giai đoạn 2021 - 2030, lượng gạo xuất khẩu hằng năm khoảng bốn triệu tấn, trị giá xuất khẩu gạo tiếp tục được duy trì ổn định và tăng đạt khoảng 2,3 - 2,5 tỷ USD/năm.

Đến năm 2020, cơ cấu gạo xuất khẩu cũng thay đổi. Cụ thể, gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình không vượt quá 20% tổng lượng gạo xuất khẩu; gạo trắng phẩm chất cao chiếm khoảng 25%; tỷ trọng gạo thơm, gạo đặc sản, gạo Japonica chiếm khoảng 30%; gạo nếp là 20%... Đến năm 2030, gạo thơm, gạo đặc sản, gạo Japonica chiếm 40%; gạo nếp 25%; gạo dinh dưỡng khác trên 10%...

Tuy nhiên, theo nhiều đại biểu, hiện tăng trưởng sản xuất, xuất khẩu gạo thiên về bề rộng, chưa chú trọng cải thiện chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm; sản xuất canh tác còn nhiều bất cập, chưa gắn với thị trường; thị trường xuất khẩu gạo còn phụ thuộc cao vào một số nước; quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, hiệu quả thấp; đa phần sản phẩm chưa có thương hiệu, chưa đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.

Đại diện Cục Trồng Trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, hoạt động phát triển thương mại, nhất là xuất khẩu còn yếu. Cụ thể, các hoạt động xúc tiến thương mại và nghiên cứu thị trường chưa được quan tâm đúng mức. Hệ thống phân phối gạo trong nước còn nhiều bất cập, chủ yếu do hàng xáo nhỏ lẻ nắm giữ, chất lượng dịch vụ thấp. DN xuất khẩu đóng vai trò là đầu tàu trong chuỗi giá trị, phát triển thị trường và xúc tiến thương mại.

Bàn về giải pháp đẩy mạnh XK gạo,, ông Nguyễn Minh Huệ, Tổng Thư ký Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho rằng, cần tận dụng lợi thế cạnh tranh để củng cố và phát triển các thị trường gần và truyền thống, có nhu cầu phù hợp với điều kiện sản xuất trong nước. Khắc phục bất cập, tận dụng ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại tự do, mở rộng các thị trường mới có nhu cầu chất lượng cao để nâng cao giá trị và hiệu quả. Nâng cao năng lực cạnh tranh của thương nhân để thực hiện các mục tiêu của Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo.

Theo đó, ông Huệ đề xuất một số giải pháp cụ thể như Chính phủ cần có chính sách thiết thực khuyến khích tăng cường liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, xây dựng vùng chuyên canh nguyên liệu chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu thị trường. Thúc đẩy đàm phán và ký kết thỏa thuận về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm hợp lý với các nước nhập khẩu, làm cơ sở định hướng sản xuất và xuất khẩu gạo phù hợp với yêu cầu. Các thương nhân xuất khẩu cần tăng cường liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo với nông dân, để đảm bảo nguồn cung cấp phù hợp với yêu cầu thị trường, đảm bảo hiệu quả sản xuất, xuất khẩu.

Mặt khác, theo một số đại biểu, cần tăng cường năng lực nghiên cứu phân tích, dự báo và cung cấp minh bạch thông tin thị trường để các tác nhân trong ngành lúa gạo chủ động ra quyết định sản xuất kinh doanh. Khuyến khích và tạo điều kiện để các khách hàng nhập khẩu gạo tham gia đầu tư sản xuất, chế biến gạo, góp phần đảm bảo đầu ra cho các vùng chuyên canh chính.

Tập trung phát triển sản xuất các nhóm sản phẩm theo phân khúc thị trường như tăng tỷ trọng loại gạo trắng, hạt dài, gạo chất lượng cao (5-10% tấm), giảm tỷ trọng loại gạo trên 15% tấm, tăng tỷ trọng các loại gạo thơm, gạo đồ; đa dạng các sản phẩm chế biến.

Nâng cao năng lực DN và hiệp hội bằng việc thu hút đầu tư của các DN trong việc xây dựng vùng nguyên liệu, hình thành liên kết và lâu dài giữa các tổ chức liên kết sản xuất của nông dân, hợp tác xã với các DN nòng cốt và tạo điều kiện cho các DN này tham gia xuất khẩu. Thu hút đầu tư, liên doanh liên kết lâu dài với DN từ các quốc gia khác có tiềm lực về vốn, công nghệ, thiết bị và kinh nghiệm kinh doanh để phát triển và hiện đại hóa ngành lúa gạo…/.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

推荐文章
热点阅读