【bóng đá trung quốc hôm nay】Có nên nới độ tuổi học nghề cho lao động nông thôn?
"Chúng tôi mong muốn được học nghề"
Khó có thể diễn tả hết những cố gắng nỗ lực của ông Nguyễn Văn Sáng,ónênnớiđộtuổihọcnghềcholaođộngnôngthôbóng đá trung quốc hôm nay 60 tuổi - chủ một trang trại VAC ở Hải Hậu (Nam Định) khi bắt đầu khởi nghiệp ở tuổi 60. Ông Sáng tâm sự, sau khi đi bộ đội về ông đầu quân cho một công ty xây dựng. Khi về già ông về quê sinh sống. Thấy quê hương có nhiều tiềm năng, ông mong muốn được đầu tư làm kinh tế nông nghiệp.
Vì chưa có kinh nghiệm nên ông Sáng mày mò những kiến thức ở trên mạng. Tuy vậy, ông vẫn rất mong muốn được học thêm các nghề chăn nuôi để cập nhật kiến thức phục vụ cho việc sản xuất chăn nuôi tại trang trại.
"Mấy lần có đề cập xin được tham gia các lớp học nghề tại địa phương nhưng cán bộ đều nói tôi già rồi, học làm gì. Phần nữa mấy chương trình dạy nghề cũng giới hạn độ tuổi theo học và hỗ trợ. Nghĩ cũng hơi buồn vì chúng tôi còn sức khỏe còn mong muốn được học hỏi và cống hiến"- ông Sáng nói.
Cùng chung suy nghĩ, nông dân Phạm Đăng Khuyến, ở xóm 1, xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình cũng cho rằng nên "nới" độ tuổi hỗ trợ học nghề cho lao động nông thôn.
Hiện tại ông Khuyến đang có mô hình sản xuất cói xuất khẩu, tạo việc làm cho 140 lao động địa phương, doanh thu hàng năm đạt 58 – 97 tỷ đồng. Hiện đơn vị của ông Khuyến đang sản xuất các sản phẩm từ cói, phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, cái khó của đơn vị là đang thiếu công nhân, lao động có tay nghề cao, phần lớn lao động làm trong cơ sở là những người đã hết tuổi lao động ở các khu công nghiệp. Tuy vậy, đa số lao động này chưa qua đào tạo nên ảnh hưởng lớn tới việc sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm.
"Từ thực tế này, tôi kiến nghị Nhà nước tiếp tục hỗ trợ, quan tâm đến công tác đào tạo nghề cho nông dân, đặc biệt có chính sách đào tạo nghề cho những đối tượng lao động nông thôn đã quá tuổi làm công nhân ở các khu công nghiệp nhưng vẫn có đủ sức khỏe để họ tham gia lao động trong các cơ sở chế biến, lao động giản đơn"- ông Khuyến nói.
Trước đó, đại diện Trung ương Hội Nông dân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cũng đã có kiến nghị về việc nên nới rộng độ tuổi học nghề cho lao động nông thôn vì hiện nay lao động nông nghiệp đa số là lao động trung, cao tuổi. Ngoài ra, do bối cảnh già hóa dân số, số lao động già làm nông nghiệp sẽ tăng lên, vì thế việc "nới" tuổi lao động là hợp lý.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Phú Thọ. |
Khó "nới" tuổi đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Ông Đỗ Năng Khánh - Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTBXH) cho rằng, công tác đào tạo nghề nói chung và công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhiều năm qua được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Trong giai đoạn 2010 - 2020 Chính phủ phê duyệt chỉ tiêu đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn, theo đó mỗi năm đào tạo khoảng 1 triệu lao động nông thôn.
Trước đó giai đoạn 2016-2020, Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (gọi tắt là đề án 1956) cũng có quy định cụ thể độ tuổi lao động được đào tạo nghề. Về vấn đề tuổi lao động tham gia học nghề, ông Khánh cho rằng, hiện nay theo văn bản pháp luật thì lao động trong độ tuổi lao động từ 15-55 tuổi là đủ điều kiện học nghề. Chính phủ cũng vừa ban hành Quyết định 46 về việc đào tạo nghề trong đó có đối tượng đào tạo nghề sơ cấp 3 tháng cho lao động nông thôn.
Giai đoạn 2021- 2025, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 3 chương trình phát triển mục tiêu quốc gia gồm: chương trình phát triển xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chương trình giảm nghèo bền vững và chương trình xây dựng nông thôn mới. Cả 3 chương trình mục tiêu quốc gia này đều có hoạt động đào tạo nghề, trong đó có đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
"Bộ LĐTBXH đã phối hợp với Bộ NN&PTNT, Trung ương Hội Nông dân để xây dựng thông tư hướng dẫn về đào tạo nghề lao động khu vực nông thôn"- ông Khánh nói.
Hiện, Bộ LĐTBXH đã thực hiện Nghị quyết 50 của Chính phủ xây dựng đề án đổi mới đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đối tượng lao động nông thôn trong độ tuổi đã được quy định trong Quyết định 46, các đối tượng ngoài độ tuổi lao động được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Bộ NNPTNT đưa ra, Bộ LĐTBXH sẽ tiếp thu, lưu ý vấn đề này.
"Để 'nới' tuổi đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần có căn cứ khoa học, có đánh giá tác động cụ thể. Không thể thích là 'nới' vì nó liên quan tới nhiều vấn đề sức khỏe lao động, an toàn lao động..."- ông Khánh nói.
“Đối tượng đào tạo ngoài độ tuổi lao động như các đại biểu nêu hiện nay chúng tôi cũng khuyến khích, tùy theo tình hình cụ thể các địa phương có thể áp dụng. Còn chính sách đang hiện hành thì việc đào tạo nghề cho các đối tượng ngoài tuổi lao động chưa có”- ông Khánh nhấn mạnh.
Mục tiêu đào tạo nghề lao động nông thôn Dự thảo đề án Đổi mới đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn mới nêu rõ: "Mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2021-2025, đào tạo nghề cho hơn 5 triệu lao động nông thôn. Mục tiêu cụ thể mỗi năm đào tạo cho khoảng từ 1-1,2 triệu lao động thuộc nhiều cấp trình độ như: Cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, đào tạo lại, đào tạo chuyển đổi và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác, trong đó, đào tạo phi nông nghiệp chiếm khoảng 70%, đào tạo nghề nông nghiệp chiếm khoảng 30%. Giai đoạn 2026-2030 tăng quy mô đào tạo, trung bình một năm đào tạo cho khoảng 1,2 - 1,5 triệu lượt lao động nông thôn. Trong đó, đào tạo nghề phi nông nghiệp chiếm khoảng 75%, đào tạo nghề nông nghiệp cho khoảng 25%". |
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/72d798969.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。