【bxh giải hà lan】Tiếng mõ quê tôi
(CMO) Sau 5 năm chiến đấu cùng Tiểu đoàn 410 (tiểu đoàn chủ lực Nam Bộ) chống Pháp, năm 1954, Hiệp định Geneve ký kết về Việt Nam, tôi được giao nhiệm vụ ở lại hợp pháp với giặc hoạt động địa bàn huyện Thới Bình. Trong Chi đoàn Thanh niên ấp Bà Đặng (nay là Khóm 7, thị trấn Thới Bình) có 8 đoàn viên, hầu hết trong độ tuổi học sinh. Anh Nguyễn Hữu Chung (Tư Mười) lớn hơn, vừa là Bí thư Chi đoàn, vừa là thầy dạy chúng tôi luyện ôn thi tiểu học.
Quân giặc vừa đến chiếm đóng Thới Bình, chi đoàn có trách nhiệm liên hệ cảm tình với các gia đình có con em đi lính cho giặc, tranh thủ bọn hội tề, gián điệp, xây dựng cơ sở cách mạng trong hàng ngũ giặc. Quân lính của Ngô Đình Diệm chiếm đóng Thới Bình, chúng lập ra khu quân sự vùng trọng điểm để đưa bom đạn đánh phá vào khu căn cứ cách mạng Thới Bình - U Minh.
Phản bội Hiệp định Geneve năm 1954, bọn Lâm Quang Phòng cùng số tên từng đi kháng chiến nhưng không tập kết ra Bắc, tích cực lập công với giặc, manh tâm phản bội Nhân dân. Chúng thực hiện các mưu đồ đen tối nhằm trả thù những gia đình kháng chiến, gia đình có người thân tham gia cách mạng. Chúng gây ra biết bao vụ thảm sát đẫm máu, gieo tội ác với bà con Nhân dân trong huyện U Minh và Thới Bình.
Năm 1956, các lực lượng ly khai giáo phái cùng quân lính Ngô Đình Diệm kéo đến khu vực Thới Bình tranh giành lãnh địa, đoàn viên thanh niên nóng lòng khi hơn 2 năm chờ đợi không có hiệp thương tổng tuyển cử như hiệp định đình chiến đã ký, Nam - Bắc không thống nhất. Các đoàn viên manh động bí mật nhận vũ khí của lực lượng giáo phái, vùng đất Thới Bình lúc bấy giờ trở nên sôi động như vùng chiến sự. Các cuộc chạm súng lẻ tẻ giữa quân giáo phái với quân lính Ngô Đình Diệm, rồi những trận đánh lớn đến mức ác liệt. Các anh bộ đội Cụ Hồ được phân công ở lại miền Nam, cùng đoàn viên thanh niên địa phương tham gia chiến đấu. Các trận đánh nhau ở Kênh 6 La Cua (nay thuộc xã Biển Bạch, Trí Lực), làm hàng trăm quân của Diệm phải phơi thây khắp kênh mương, bờ rẫy.
Đêm 30 Tết năm 1957, một đêm khắc sâu trong ký ức của bà con Nhân dân ấp Bà Đặng - Thới Bình. Tên Đại uý Trần Văn Hai, quận trưởng của giặc, chủ mưu cho bọn công an - mật vụ (lính áo đen) vào rạch Bà Đặng bắt anh Nguyễn Hữu Chung, chúng đưa anh ra khỏi nhà khoảng 200 m, dùng lưỡi lê đâm vào bụng và bán súng đánh vào đầu. Thấy anh quỵ hẳn, đinh ninh rằng anh đã chết, chúng bỏ đi, khi tỉnh lại Chung gắng sức ôm lấy vết thương trên bụng, bò về nhà. Được tin báo, bà con hai đầu xóm đốt đuốc gọi nhau: “Kẻ cướp! Có kẻ cướp giết người”. Tôi nhanh chân đến kịp, xé chiếc áo thun đang mặc băng vết thương cho anh. Ông Nguyễn Lương Quang (Năm Đảnh), cha của anh Chung và là cha vợ của ông Ngô Tâm Đạo, Hộ pháp Cao đài Minh Chơn Đạo, đem tấm ván ngựa ra sân nhà, đánh liên hồi gọi làng xóm tiếp cứu. Tiếng mõ của bà con ấp Bà Đặng - Thới Bình lần này cùng vang rền trong đêm tối, trở thành tiếng mõ đầu tiên của Nhân dân miền Nam đoàn kết đuổi giặc, tiếng mõ đã đi vào lịch sử, vạch trần tội ác của bọn nguỵ quyền Sài Gòn.
Quê tôi với những chiếc mõ tre của Nhân dân đoàn kết đuổi giặc. |
Liền trong đêm, tôi và anh Võ Văn Sò (sau này là bộ đội, hy sinh) chuyển anh Chung ra Bệnh viện Thới Bình. Khi dìu anh Chung vào phòng cấp cứu thì gặp ngay 2 tên mật vụ từ bên quận đến, chúng bảo bác sĩ chích thuốc cho nạn nhân chết luôn, chúng nói đây là lệnh của tên quận trưởng. Khi bác sĩ hỏi ai là người nhà nạn nhân, nhìn đôi mắt của bác sĩ tôi nhận được thầy thuốc không hài lòng với 2 tên mật vụ. Tôi lập tức xin bác sĩ cho chuyển anh về nhà vì sức đã đuối lắm rồi. Không chờ bác sĩ trả lời, tôi cùng anh Sò ôm anh Chung đưa xuống xuồng cho kịp chuyến tàu khách đi Cà Mau.
Đêm ấy chúng cùng lúc bắt 7 anh em ở thị trấn Thới Bình, trong đó có ông thợ bạc Tưởng, chúng sát hại rồi thả thây trôi trên sông. Liền đó, đêm đêm chúng vào nhà dân cào vách, dùng dao cán dài hoặc chỉa đâm nơi có người nằm ngủ. Bầu không khí hoang mang bao trùm làng quê, nhà dân đêm ngày luôn đóng cửa, đường thôn vắng lạnh…
Sau sự việc anh Nguyễn Hữu Chung bị giặc ám toán và được bà con cứu thoát, những đêm kế tiếp chúng đưa lính đến các xã, ấp vùng căn cứ cách mạng gây ra nhiều cuộc vây bắt “thây người, vũng máu”. Tiếng mõ của Nhân dân lại gọi nhau đoàn kết đuổi giặc. Cũng từ đây, quân giặc gây ra biết bao tang tóc, khủng bố, bắt cóc, thủ tiêu, giết lén nhằm trả thù hèn mạt vào những người kháng chiến cũ, với gia đình có người thân tham gia cách mạng. Từ năm 1957-1958, hơn 200 gia đình cán bộ và Nhân dân trên quê hương Thới Bình - U Minh bị chúng sát hại.
Để bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân, khoảng tháng 10/1958, lực lượng giáo phái, tiền thân của các đơn vị vũ trang tỉnh Cà Mau kết hợp với Nhân dân địa phương giải tán bọn tề nguỵ, tài sản của giặc ở các cơ sở và trừng trị thích đáng bọn tề gian ác đã gây nợ máu với Nhân dân. Tên Đại uý quận trưởng quận Thới Bình Trần Văn Hai đền tội, hắn bị giết chết ở vàm rạch Cái Sắn (nay thuộc xã Biển Bạch Đông).
Sau khi giặc khủng bố gia đình ông Nguyễn Lương Quang, ông cùng tôi phải bỏ nhà đi, bà con hàng xóm nhiều người cũng phải đi tránh bọn giặc ở Chi khu Thới Bình. Năm 1960, tôi vào phục vụ cơ quan Tỉnh đội Cà Mau, đóng ở Rau Dừa, đầm Thị Tường, huyện Cái Nước, ông Nguyễn Lương Quang đi theo tôi ở nhà dân. Những tháng năm xa quê hương, ông được bà con Nhân dân thương mến - đùm bọc. Ông giúp dân tích cực, thường ngày ông làm các việc như nhổ mạ, câu cá, hái rau, kiếm củi. Ông còn biết nghề đan đát, đan thúng, rổ tặng các gia đình nơi chúng tôi ăn ở./.
Khi vết thương lành hẳn, anh Nguyễn Hữu Chung tạo hợp pháp với giặc để tiếp tục hoạt động kháng chiến và được tổ chức nội thành đưa vào làm việc ở Nhà máy Đèn Cà Mau đến kết thúc chiến tranh. Năm 1975, quê hương giải phóng, anh Chung trở về Bà Đặng tham gia công tác trong ngành tư pháp, là Phó chánh án Toà án Nhân dân huyện Thới Bình đến lúc nghỉ hưu. Chị Nghê Kim Hoa (vợ anh Chung) mấy mươi năm theo chồng, nuôi đàn con khôn lớn. Quân giặc vừa buông súng đầu hàng, chị Hoa trở về nhận nhiều công việc ở địa phương, nhiều năm liền là Bí thư Chi bộ Ấp 7 (nay là Khóm 7, thị trấn Thới Bình), ấp văn hoá đầu tiên của tỉnh Cà Mau. |
Nguyễn Hiệp
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/732d798797.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。