【kqbd santos】Kho bạc Nhà nước: Đóng góp tích cực cho nền tài chính quốc gia

时间:2025-01-10 07:46:10 来源:88Point

ngan

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm Trung tâm dữ liệu KBNN.

KBNN đang nỗ lực cải cách thể chế,ạcNhànướcĐónggóptíchcựcchonềntàichínhquốkqbd santos chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực theo đúng mục tiêu trong Chiến lược phát triển đến năm 2020. Ngành Kho bạc đang hướng tới không chỉ là những người “tay hòm chìa khóa” của nền tài chính quốc gia mà còn tiến tới Kho bạc điện tử trong thời gian không xa.

Nỗ lực cải cách

Tổng giám đốc KBNN Nguyễn Hồng Hà cho biết, ngoài chức năng, nhiệm vụ chính là “tay hòm chìa khóa” cho nền tài chính quốc gia, KBNN đã chủ động nghiên cứu xây dựng và đưa quy định về quản lý ngân quỹ trong Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2015, làm cơ sở pháp lý để xây dựng trình Bộ Tài chính, báo cáo Chính phủ ban hành nghị định quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước, theo nguyên tắc đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Bên cạnh đó, KBNN đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội thông qua Luật Kế toán sửa đổi. Trong đó, đã đưa vào quy định về việc lập báo cáo tài chính nhà nước, bao gồm các nội dung về tài sản, nguồn vốn nhà nước như: Thông tin về tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản nhà nước; thông tin đánh giá về hiệu quả điều hành NSNN và kết quả hoạt động thu chi NSNN hàng năm; thông tin về tổng tài sản, tổng nghĩa vụ phải trả của Nhà nước...

Ngoài ra, KBNN đã trình Bộ Tài chính, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính, theo đó đã thực hiện tinh giản bộ máy hành chính (cấp tỉnh đã giảm 123 đầu mối cấp phòng; cấp huyện đã giảm trên 660 cấp tổ).

Trên cơ sở kết quả triển khai Dự án TABMIS (hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc), KBNN tiếp tục phát triển các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) theo hướng tập trung, trực tuyến và tích hợp với hệ thống TABMIS như Dự án hiện đại hóa thu NSNN; Thanh toán điện tử tập trung với hệ thống ngân hàng; Thanh toán điện tử trong nội bộ hệ thống KBNN; từng bước thí điểm cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng CNTT và đội ngũ cán bộ làm công tác CNTT.

Ngoài ra, KBNN cũng đầu tư phát triển các ứng dụng CNTT phục vụ cho hoạt động quản lý nội bộ (như chương trình quản lý tài chính nội bộ; mạng Intranet nội bộ, Cổng thông tin KBNN,…). Từ đó, đưa CNTT là khâu đột phá, tác động lớn và hỗ trợ có hiệu quả cho các hoạt động cải cách, hiện đại hóa hệ thống KBNN, tạo tiền đề để đến năm 2020 hình thành KBNN điện tử.

Tạo thuận lợi cho khách hàng

Với các thành tích đã đạt được trong suốt 27 năm qua, nhất là những nỗ lực trong cải cách hành chính và ứng dụng CNTT, KBNN luôn là điểm sáng, dẫn đầu trong toàn ngành Tài chính về hiện đại hóa trong các hoạt động nghiệp vụ.

Tổng giám đốc Nguyễn Hồng Hà cho biết, trong năm 2017 và những năm tới, KBNN sẽ tiếp tục ứng dụng có hiệu quả CNTT vào quy trình quản lý thu NSNN theo hướng đơn giản về thủ tục hành chính, giảm thiểu thời gian và thủ tục nộp tiền cho người nộp thuế.

Đồng thời, KBNN đang nghiên cứu, xây dựng dự thảo nghị định quy định về trình tự, thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực KBNN với một số định hướng: Loại bỏ các thủ tục không cần thiết; đơn giản hóa các thủ tục để đảm bảo đáp ứng tốt các yêu cầu quản lý thu, chi NSNN theo Luật NSNN năm 2015 và tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sử dụng ngân sách và chủ đầu tư.

Hệ thống KBNN thực hiện lộ trình về việc tổ chức kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN gắn với kiểm soát ngân sách trung hạn; kiểm soát chi NSNN theo kết quả đầu ra, theo nhiệm vụ và chương trình ngân sách, gắn với việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị sử dụng NSNN; thống nhất đầu mối kiểm soát chi thường xuyên và chi đầu tư tại KBNN, rút ngắn thời gian kiểm soát chi đầu tư xuống còn 1 ngày làm việc vào năm 2020.

KBNN sẽ hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi vốn ODA theo hướng chủ đầu tư, ban quản lý dự án mở tài khoản tại KBNN để giải ngân cho các dự án ODA nhằm kiểm soát chặt chẽ các khoản chi của NSNN và đảm bảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của KBNN hiện nay; thực hiện phân loại theo nội dung chi và giá trị chi để hoàn thiện quy trình kiểm soát chi NSNN theo rủi ro, qua đó tạo thuận lợi cho các đơn vị dự toán và chủ đầu tư.

Trước mắt, theo Tổng giám đốc Nguyễn Hồng Hà, trong năm 2017- 2018, KBNN tiếp tục triển khai mở rộng các dịch vụ công trực tuyến; đồng thời, ứng dụng CNTT vào quy trình kiểm soát chi, phấn đấu đến năm 2020 hình thành quy trình kiểm soát chi điện tử.

Bên cạnh đó, KBNN chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai mô hình Tổng kế toán nhà nước. Trong đó, trọng tâm là việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính nhà nước nhằm cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình tài chính nhà nước, tình hình thu, chi, quyết toán NSNN...; từ đó, đáp ứng tốt hơn yêu cầu công tác quản lý, điều hành tài chính - ngân sách, hoạch định chính sách và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính nhà nước của Quốc hội, Chính phủ và chính quyền các cấp./.

Ngày 3/3 vừa qua, KBNN đã vinh dự được đón Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến thăm và làm việc. Tại đây, Chủ tịch Quốc hội đã ghi nhận những đóng góp của toàn ngành Tài chính nói chung và của KBNN nói riêng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Chủ tịch chỉ đạo KBNN tiếp tục phát huy, nâng cao hơn nữa vai trò và hiệu quả tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội trong quản lý, điều hành tài chính ngân sách và chính sách tài khóa; huy động tối đa các nguồn lực tài chính để thúc đẩy phát triển đất nước. Cùng với đó, KBNN phải đề xuất giải pháp quản lý sử dụng sao cho hiệu quả nhất các nguồn lực đó để phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đưa kinh tế đất nước phát triển nhanh, ổn định, bền vững.

Vân Hà

推荐内容