发布时间:2025-01-10 07:58:58 来源:88Point 作者:Cúp C1
Phẫu thuật cắt gan tại bệnh viện Trung ương Huế. Ảnh: BVTƯ Huế cung cấp
“Con được sinh thêm lần nữa”
Dẫu không nói thành lời,ựhàonhàthươnglớket qua slovenia nhưng đó lại là cảm xúc chung rõ nhất của chúng tôi – những người phụ nữ từng trải qua cảm giác đang bị “Thần chết” giật hụt con ngay trên tay mình.
Bảo T. là một trong hai bé gái vừa được Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện thành công ca phẫu thuật cắt gan lớn do bị ung thư vào tháng 2/2020. Thời điểm phẫu thuật, Bảo T. 5 tuổi, ốm nhom, chỉ 15kg. Em bé thứ hai, Trần Hoàng Bảo H. còn nhỏ hơn rất nhiều, chưa đầy 12 tháng tuổi và chỉ nặng 5,5kg. Không hẹn mà gặp, hai bé gái “nhà Bảo”, một người ở Thừa Thiên Huế, người ở Quảng Nam, nhập Bệnh viện Trung ương Huế gần như cùng thời điểm, do bị ung thư nguyên bào gan kích thước khổng lồ.
Ung thư nguyên bào gan rất hiếm gặp ở trẻ em, với tỷ lệ chỉ 1-2 phần triệu và được điều trị đa mô thức, đầu tiên bởi hóa trị liệu và sau đó là mổ cắt gan hoặc ghép gan. Mặc dù u đã nhỏ hơn so với ban đầu, nhưng vẫn còn chiếm một phần lớn gan, nên cả hai bé được lên kế hoạch cắt gan lớn, hơn 50%. Cả 2 ca phẫu thuật đều do PGS.TS. Phạm Anh Vũ, cùng kíp phẫu thuật gây mê hồi sức tại Trung tâm điều trị theo yêu cầu và quốc tế của Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện. Đây là hai trường hợp cắt gan lớn ở trẻ nhỏ đầu tiên bị ung thư nguyên bào gan trong điều trị đa mô thức tại Bệnh viện Trung ương Huế và cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Theo PGS.TS. Phạm Anh Vũ, cắt gan là một phẫu thuật khó. Ngay cả đối với cơ thể người lớn cũng đã rất khó rồi, trẻ nhỏ lại càng khó hơn. Ở trẻ nhỏ, nguy hiểm nhất ở chỗ rất dễ mất máu, bù không kịp, mổ xong lại dễ suy gan. Do vậy, xưa nay chưa triển khai. Với trường hợp của hai bé Bảo T. và Bảo H., bệnh viện phải đảm bảo tốt các điều kiện về gây mê hồi sức, phẫu thuật viên và các e-kip phối hợp cực kỳ đồng bộ thì mới quyết định thực hiện. Ca mổ thành công, tiếp tục kết hợp điều trị hóa chất đúng phác đồ, tỷ lệ lành bệnh của các cháu lên đến 97-98%.
Ôm Bảo T. vào lòng, người mẹ trẻ Nguyễn Thị Hoa hạnh phúc: “Từ sau ca mổ đến nay, bé đã tăng được 3kg. Nghĩ lại cảm giác như bị rơi xuống vực khi nhận tin con bị ung thư gan và bây giờ, không thể nói hết được niềm vui. Chỉ cầu con được bình an”.
Không tin là đã có thể
Trong cuộc chiến phòng, chống đại dịch COVID-19 thời gian vừa qua, Bệnh viện Trung ương Huế tiếp tục ghi dấu ấn bằng những con số đáng nhớ: Điều trị thành công 4 ca bệnh xác định; khám và điều trị hàng trăm ca nghi ngờ, có yếu tố dịch tễ; sàng lọc hơn 100.000 bệnh nhân, người nhà, người đến làm việc và xét nghiệm hơn 9.000 trường hợp; trong đó, có hơn 8.700 mẫu do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh gửi đến.
PGS. TS Nguyễn Trường Sơn - Thứ trưởng Bộ Y tế hỏi thăm, tặng quà các y bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch bên trong khu cách ly, điều trị đặc biệt cho những ca dương tính COVID-19 ở Bệnh viện Trung ương Huế Cơ sở 2
Ảnh: PHAN THÀNH
Tháng 2/2020, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị hạng đặc biệt ở khu vực miền Trung và là đơn vị thứ 5 của cả nước được thực hiện xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 với kỹ thuật Real Time RT-PCR. Trong nhiệm vụ này, Ban Giám đốc Bệnh viện luôn thống nhất một tinh thần dồn tổng lực để nhiệm vụ xét nghiệm đạt kết quả tốt nhất. Nhờ đó, từ công suất ban đầu thực hiện 80-100 mẫu. Từ ngày 4/4 đến 20/4, mỗi ngày bệnh viện thực hiện 400-450 mẫu. Có ngày cao nhất làm được 498 mẫu.
Trong những câu chuyện hậu cần, TS. BS. Mai Văn Tuấn, Trưởng khoa Vi sinh nhớ mãi bài học hụt vật tư. “Duy nhất một ngày, buồn ghê lắm, là ngày đầu tiên thực hiện giãn cách xã hội, các chuyến bay về Huế đã ngưng. Khoa chỉ còn 100 bộ test kít, trong khi có đến 300 mẫu đang đợi phân tích xét nghiệm. Nghe chúng tôi báo cáo, Ban Giám đốc quyết phương án trước mắt chỉ làm xét nghiệm 70-80 mẫu, còn lại để dành trường hợp cấp cứu; đồng thời, tích cực liên hệ đến tất cả các nơi có thể để kết nối, hỗ trợ Huế. Ngặt nỗi, vật tư thì có, nhưng máy bay về Huế thì lại không. Cuối cùng, ngay khi thống nhất được nguồn hàng, TS. BS. Nguyễn Thanh Xuân, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế kết nối cho xe ô tô nhận và chở vật tư từ TP. Hồ Chí Minh ra Huế ngay trong đêm. Chuyến xe đó, không chỉ vật tư về kịp cho Huế, mà còn giúp bạn láng giềng Đà Nẵng giải quyết được “cơn hạn” tương tự”, TS.BS. Mai Văn Tuấn cười.
GS. TS. BS. Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế trao đổi trực tiếp qua điện thoại với bệnh nhân cách ly điều trị COVID-19. Ảnh: THU THỦY
Tay đều đều ký giấy tờ thông báo kết quả cho hơn 300 mẫu vừa xét nghiệm xong, TS. Mai Văn Tuấn phấn khởi: “Nhớ hồi tháng 3, khi Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vào làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế, nghe GS. Phạm Như Hiệp hứa cố gắng nâng năng lực xét nghiệm lên 200-300 mẫu/ngày, mình rất lo. Vậy mà bây giờ, sau khi bổ sung nhân lực, sắp xếp lại dây chuyền làm việc, khoa đã có thể làm được gần 500 mẫu/ngày. Thật không thể tưởng tượng là anh em mình có thể làm được”.
Bị cuốn đi trong cuộc chiến phòng, chống đại dịch COVID-19, những dịp chúng tôi có thể gặp TS. BS. Mai Văn Tuấn trước đó, thấy anh đi mà cứ như chạy. Đến đôi mắt trên khuôn mặt che kín khẩu trang cũng chẳng bao giờ thấy cười. Nhưng cuộc trò chuyện này đã ở trong một hoàn cảnh hoàn toàn khác. Đó là khi cả nước tiếp tục nối dài những ngày không có ca bệnh xác định. Số người được tỉnh cách ly tập trung cũng không còn.
“Bạn biết điều tuyệt vời nhất với bệnh viện là gì không?”, TS. Tuấn hỏi, nhưng rồi anh nói luôn bằng chất giọng mạnh mẽ: “Ấy là vào mỗi sáng nghe các bạn kỹ thuật viên báo nhanh: “Dạ, âm tính hết, bác ơi!”. Cảm giác thật tuyệt vời khi nhận được tin tốt lành ấy. Thật may, là từ đầu mùa dịch đến nay, chúng ta mới chỉ nhận 2 kết quả dương tính trên địa bàn tỉnh”.
Và tất cả chúng ta đều mong sự tuyệt vời ấy mỗi ngày.
THU THỦY
相关文章
随便看看