【ket qua bong da v league 2024】Lãi suất cao vẫn là mối lo của doanh nghiệp
Ngân hàng đẩy mạnh tín dụng
Trong năm 2017,ãisuấtcaovẫnlàmốilocủadoanhnghiệket qua bong da v league 2024 ngành ngân hàng đã đạt được những kết quả tích cực. Các ngân hàng từ “đại gia” cho đến vừa và nhỏ đều công bố con số lợi nhuận tương đối “khủng”. Tiêu biểu như, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đạt lợi nhuận 8.800 tỷ đồng, tăng 14,2% so với kết quả năm 2016 và vượt 13,5% kế hoạch đề ra; Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đạt tổng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng là 1.938 tỷ đồng, tăng 66% so với năm trước và vượt 11% kế hoạch; Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) thu về 2.417 tỷ đồng lãi trước thuế, gấp đôi cùng kỳ năm trước, cao nhất từ trước đến nay…
Mặc dù đã tích cực phát triển nhiều dịch vụ thiên về bán lẻ, nhưng theo báo cáo tổng quan thị trường tài chính năm 2017 của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, thu nhập từ hoạt động tín dụng tiếp tục chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Nguyên nhân do tín dụng đã tăng tương đối đều ngay từ những tháng đầu năm. Cụ thể, lãi thuần từ hoạt động tín dụng tăng 33,1% so với năm 2016, chiếm tới 79,1% tổng thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh (năm 2016 là 76,4%).
Nguyên nhân của gia tăng tín dụng còn đến từ việc hệ thống ngân hàng đã “rộng cửa” hơn cho hoạt động vay vốn. Theo đó, ngay từ đầu năm 2017, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ra lời kêu gọi, động viên các ngân hàng giảm chi phí hoạt động để hỗ trợ giảm lãi suất cho vay, NHNN cũng đã chủ động giảm lãi suất điều hành… giúp lãi suất cho vay giảm 0,5-1%. Thậm chí, với các lĩnh vực được Chính phủ ưu tiên phát triển, lãi suất đang ngày càng giảm và DN có thể vay tín chấp. Không những thế, các ngân hàng còn liên tục đưa ra nhiều gói tín dụng ưu đãi lên tới hàng nghìn tỷ đồng, giúp DN tiếp cận vốn dễ dàng. Do vậy, báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), chỉ số Tiếp cận tín dụng của Việt Nam đã tăng hạng và tăng điểm so với các nước trong khu vực, đạt 75/100 điểm, cao hơn trung bình của khu vực Đông Á - Thái Bình Dương (57/100 điểm).
Nói thêm về vấn đề này, lãnh đạo Công ty TNHH chè Á châu (Asiatea) cho biết, DN đã có thời gian dài hoạt động nên xây dựng được mối quan hệ mật thiết với ngân hàng, cộng thêm nguồn tiền ra vào đều đặn, báo cáo tài chính cụ thể, DN luôn được ngân hàng cho vay với lãi suất ưu đãi từ 3-4% đối với ngoại tệ. Thậm chí, với số lượng đơn hàng lớn, hàng tháng, DN có thể ký vay lên tới hàng chục khế ước, mỗi khế ước lên tới vài tỷ đồng, quay vòng liên tục, giúp DN không lo thiếu chi phí sản xuất.
DN vẫn than khó
Trong câu chuyện chia sẻ với Báo Hải quan, lãnh đạo một DN chuyên kinh doanh, XNK hoa quả chia sẻ, hiện DN hầu như phải sử dụng vốn tự có bởi đi vay vốn ngân hàng thì hoặc là ngân hàng không cho vay vì DN mới, chưa có uy tín; hoặc là DN phải vay với lãi suất cao do không thuộc chế độ ưu đãi, ưu tiên của ngân hàng. Thậm chí, không ít DN khởi nghiệp cũng than khó về việc tiếp cận vốn vay do chi phí cao. Theo các chuyên gia, nguyên nhân của tình trạng trên là do các ngân hàng vẫn rất “e ngại” và “thận trọng” với DN, đặc biệt là DN mới thành lập, bởi không ít DN vẫn giữ thói quen kinh doanh chụp giật, báo cáo tài chính không minh bạch nên nguy cơ gây ra nợ xấu cho ngân hàng là rất lớn.
Mặc dù khó vay vốn và lãi suất cao, nhưng DN không thể kinh doanh nếu thiếu nguồn vốn. Do đó, báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cũng chỉ ra, năm 2017, tuy có lợi nhuận lớn, nhưng các DN đang tăng nhẹ đòn bẩy tài chính (tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu) ở mức 1,42 lần, cao hơn mức 1,35 lần của năm 2016. Đặc biệt, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của nhóm DN nhỏ và vừa cũng đạt mức cao nhất kể từ năm 2008, ở mức 1,2 lần.
Ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, DN nhỏ và vừa vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiếp cận vốn ngân hàng, có tới 70% DN không tiếp cận được vốn. Bên cạnh nguyên nhân chủ quan đến từ DN, theo ông Nam, chính sách của các ngân hàng vẫn chưa thực sự hướng đến DN, tiêu biểu như vay vốn tín chấp hay lãi suất ưu đãi, hiện lãi suất vẫn đang tập trung cho các DN ưu tiên.
Chính vì thế, lãi suất cao vẫn là mối lo của các DN, bởi tỷ trọng nợ càng cao thì lợi nhuận và vốn phải gánh thêm khá nhiều chi phí để trả cho lãi suất cho vay; nên ngân hàng lãi lớn liệu rằng có thể đến từ việc DN phải trả lãi nhiều?
Tất nhiên, từ những phân tích nêu trên, không thể “vo tròn” việc lợi nhuận ngân hàng lớn do thu lời từ lãi suất cao của DN, mà đây chỉ là một trong những nguyên nhân. Bởi khách quan mà nói, các chính sách tín dụng của hệ thống ngân hàng đã hấp dẫn hơn cho cộng đồng DN, số lượng DN thành lập mới năm 2017 tăng cao kỷ lục khiến nhu cầu về vốn tăng lên, tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng và sự hỗ trợ từ nền kinh tế đã khiến DN phải tìm thêm vốn để đẩy mạnh đầu tư sản xuất… Các chuyên gia đã dự báo lợi nhuận của hệ thống ngân hàng trong năm nay tiếp tục tăng trưởng khả quan do tín dụng giữ tốc độ tăng trưởng ổn định như năm 2017, trong khi ngay từ đầu năm, nhiều ngân hàng đã thông báo hạ lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên khoảng 0,5%; chưa kể đến việc hạ lãi suất đang có nhiều hỗ trợ và dư địa.