Chỉ 10 ngày chuẩn bị hồ sơ,ỉngàychuẩnbịhồsơnữsinhtrúngtuyểnĐHquottỷlệchọiquotcaonhấtMỹnhận định kèo uruguay nữ sinh trúng tuyển ĐH "tỷ lệ chọi" cao nhất MỹTuệ Nhi(Dân trí) - Đoàn Thục Quyên đã xuất sắc ghi tên mình vào danh sách trúng tuyển của Minerva University - ngôi trường được mệnh danh là chương trình đào tạo đại học cạnh tranh nhất nước Mỹ.Chọn du học Mỹ để khám phá bản thân Đoàn Thục Quyên, sinh năm 2004, trường THPT Chuyên Quốc học Huế vô cùng bất ngờ khi nhận được tin trúng tuyển vào Minerva University - trường đại học có "tỷ lệ chọi" cao bậc nhất nước Mỹ. Chia sẻ về "quả ngọt" đã giành được, Thục Quyên bộc bạch: "Từ lúc em có ý định apply Minerva tới lúc hạn nộp đơn chỉ có vẻn vẹn 10 ngày. Trước đó, em có nộp hồ sơ vào một số trường đại học khác ở Mỹ rồi. Ban đầu khi đăng ký Minerva em không nghĩ mình sẽ đậu vì tỷ lệ trúng tuyển của trường rất thấp, nhưng em nghĩ mình cứ mạnh dạn thử xem, và may mắn đã mỉm cười với em. Minerva University đánh giá cao những học sinh sáng tạo, luôn tò mò khám phá điều mới và hơi "liều lĩnh" một chút. Em thấy đó là những tính từ miêu tả chính xác con người em. Em đã tập trung thể hiện những cá tính của bản thân thông qua các vòng thi, 6 hoạt động ngoại khóa và những lá thư giới thiệu - 3 yếu tố mà em cho rằng đóng góp rất lớn cho sự may mắn này của em". Bên cạnh đó, với Quyên, hoạt động ngoại khóa cũng là một yếu tố giúp em gây ấn tượng với các nhà tuyển sinh. Nữ sinh quê Quảng Trị tham gia chuỗi hoạt động ngoại khóa nổi bật như: Đại sứ Việt Nam của tổ chức Global Playground, Phó Chủ tịch của Humans of Quoc Hoc; Trưởng ban Truyền thông tại Quoc Hoc Model United Nations; thành viên tổ chức Bóng đèn... Quyên tham gia nhiều câu lạc bộ trong trường và đạt được nhiều giải thưởng như: Huy chương Đồng cuộc thi viết luận "The Queen's Commonwealth"; giải Nhất cuộc thi "Provincial Science and Engineering Fair"; giải Nhì cuộc thi hùng biện Tiếng Anh "English in Provincial Merit"... Thục Quyên tự nhận xét mình là một người thích "bay nhảy", ưa khám phá và hướng tới những điều tự do. Bởi vậy, em đã lựa chọn nước Mỹ để tiếp tục hành trình chinh phục tri thức, khám phá bản thân và khẳng định cá tính riêng của mình. Hiện tại Quyên đang học thêm ngôn ngữ lập trình Python; vì trường theo hệ thống Giáo dục Khai phóng nên năm đầu sẽ phải học nhiều môn học không phải là thế mạnh của em. Ngoài ra, lúc rảnh rỗi, Quyên đọc sách để rèn kĩ năng đọc tài liệu và làm quen trò chuyện với các bạn mới trong nhóm chat. Thục Quyên bật mí đã đăng ký học song ngành là Business (Kinh doanh) và Computer Science (Khoa học máy tính). Ngoài ra, cô gái này còn giành được học bổng vào các trường đại học SP Jain (Australia), Coe College, Gettyburg College và Augustana Collgege (Mỹ). Xác định mục tiêu rõ ràng Còn nhắc đến phương pháp học tập, nữ sinh này bộc bạch: "Em nghĩ đầu tiên mình phải xác định được mục tiêu của bản thân từ sớm. Ví dụ như định hướng học đại học trong nước sẽ khác với những bạn có ý định apply du học. Thậm chí, việc du học giữa các nước cũng có những tiêu chí khác nhau, nên cần tìm hiểu kỹ mục tiêu của mình. Trong thời gian chuẩn bị hồ sơ du học, có rất nhiều công việc phải làm nên dễ dẫn đến không theo kịp tiến độ hay khó cân bằng giữa việc học và hoạt động ngoại khóa. Em tận dụng các công cụ quản lý thời gian, các nguồn tài nguyên trên mạng để trở nên chủ động hơn. Hơn thế nữa, "học thầy không tày học bạn" nên em cũng thường xuyên học hỏi từ bạn bè, nó mang lại hiệu quả thật sự". Là học sinh trường chuyên, bản thân Thục Quyên gặp phải rất nhiều áp lực, đặc biệt là áp lực đồng trang lứa. Em kể: "Là một học sinh vùng quê, em đã nỗ lực rất nhiều để tự lập sống một mình, tập thích nghi với môi trường mới. Mọi thứ xảy ra cùng một lúc nên em phải luôn ép bản thân để vừa theo kịp trình độ với các bạn thành phố, vừa phải cân bằng cuộc sống. Đó là một khoảng thời gian khá khó khăn nhưng em đã vượt qua được rồi. Mỗi khi có chuyện gì đó em thường tìm cách tránh xa khỏi vấn đề trong phút chốc, bởi em cho rằng lúc mình đang khủng hoảng thì việc gượng ép bản thân tiếp tục công việc sẽ không đem lại hiệu quả cao. Em sẽ đẩy hết tất cả công việc sang một bên để "đi trốn", vẽ vời, đàn hát hoặc đi ngủ. Sau khi trở lại, em cảm thấy đầu óc thông thoáng hơn hẳn và ngẫm rằng thì ra vấn đề cũng không đến nỗi to tát lắm và tìm ra hướng giải quyết rất nhanh". Trước ý kiến: "Con gái không nhất thiết phải học quá cao", nữ sinh thẳng thắn bày tỏ: "Em cũng nghe được khá nhiều câu nói như: "Nếu con gái học cao quá sẽ khó lấy chồng" hay "Học đến đó được rồi". Và phản ứng của em mỗi lần như vậy sẽ là quyết tâm chứng minh cho người ta thấy điều ngược lại. Thời đại ngày nay chúng ta bắt gặp không ít những hình mẫu người con gái "có tất cả", vừa đầy đủ combo "xinh đẹp, học giỏi, nhà giàu". Cuộc đời là của mình, đừng nên để lời nói của người khác ảnh hưởng đến mong muốn riêng. Bên cạnh đó, học tập là một con đường vô cùng thú vị mà có lẽ em sẽ theo đuổi cả đời". |