Giảm thiểu gian lận trong hoạt động kinh doanh xăng dầuNgày 26/12,ấthóađơnbánlẻxăngdầutạocôngbằngvớimọithànhphầnkinhtếkết quả bóng đá giải vô địch hà lan tại TP. Hồ Chí Minh, Báo Tiền phong tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Triển khai hóa đơn điện tử trong bán lẻ xăng dầu - thực trạng và giải pháp”. Dự hội nghị có Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn; đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh, Cục Thuế Đồng Nai; một số doanh nghiệp (DN) đầu mối, thương nhân phân phối, bán lẻ xăng dầu; các DN phát hành hóa đơn điện tử (VNPT, FPT, BKAV…); các chuyên gia kinh tế trong lĩnh vực tài chính. Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Phùng Công Sưởng - Phó Tổng biên tập Báo Tiền phong, cho biết ngày 1/12/2023, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 1284/CĐ-TTg về tăng cường công tác quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu. Trước đó, ngày 18/11/2023, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 1123/CĐ-TTg về tăng cường quản lý, sử dụng HĐĐT góp phần đầy mạnh công tác chuyển đổi số.
Trên thực tế, quy định về xuất HĐĐT cho từng lần bán xăng, dầu đã bắt đầu thực hiện từ ngày 1/7/2022. Ngày 18/11/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 80/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu cũng nêu rõ các cửa hàng bán lẻ của thương nhân kinh doanh xăng dầu: “Thực hiện quy định về HĐĐT và cung cấp dữ liệu HĐĐT theo quy định của Luật Quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính và cơ quan thuế”. Chia sẻ tại tọa đàm, các DN cam kết nghiêm túc thực hiện áp dụng xuất HĐĐT theo từng lần bán hàng như chỉ đạo của ngành chức năng. Tuy nhiên, các DN cũng chia sẻ hiện đã có rất nhiều khó khăn, vướng mắc và cả những bất cập đang phát sinh trong việc triển khai HĐĐT theo từng lần bán hàng của các DN, tổ chức kinh doanh xăng dầu tại các địa phương.
Cũng có DN đầu mối cho biết, vướng mắc hiện nay với các DN bên cạnh chi phí đầu tư trang thiết bị mới để có thể thực hiện xuất hóa đơn sau mỗi lần bán, chính là chi phí mua HĐĐT hiện bị đánh giá là khá cao và ước tính sẽ bị đội chi phí. Trong khi đó, các DN bán lẻ cũng chịu chi phí tăng, có thể dẫn đến bị thua lỗ, do mức chiết khấu hiện nay không đủ trang trải chi phí. Do đó, DN kiến nghị rất cần có lộ trình để triển khai… Tiên phong thực hiện chủ trương này, đại diện Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho biết, việc xuất HĐĐT theo từng lần bán hàng là yêu cầu bắt buộc của Nhà nước. Vì vậy, Petrolimex đã triển khai khá đồng bộ và đến nay việc triển khai HĐĐT theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu là giải pháp công nghệ được thực hiện tự động hóa, giảm thiểu tác động của con người trong quá trình từ xuất bán hàng đến phát hành HĐĐT và truyền dữ liệu HĐĐT về cơ quan thuế. Việc thực hiện xuất HĐĐT theo từng lần bán hàng giúp giảm thiểu gian lận trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, góp phần tạo môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng; nâng cao công tác quản trị; thúc đẩy chuyển đổi số tại từng DN, góp phần thực hiện Chiến lược chuyển đổi số quốc gia, theo chủ trương chung của Chính phủ. Cơ quan thuế đồng hành cùng giải quyết vướng mắcThông tin tại tọa đàm, Phó Tổng cục trưởng Mai Sơn khẳng định, việc Thủ tướng Chính phủ 2 lần liên tiếp có công điện chỉ đạo cho thấy sự quan tâm rất lớn của Chính phủ trong đẩy mạnh các hoạt động triển khai liên quan đến tăng cường công tác quản lý, sử dụng HĐĐT đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu. Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế cũng có công văn gửi chính quyền các địa phương đề nghị chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể phối hợp với cơ quan thuế địa phương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành làm việc với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu để nắm bắt thực trạng đáp ứng việc triển khai HĐĐT theo từng lần bán hàng.
Lãnh đạo Tổng cục Thuế phát biểu cho rằng, lợi ích của việc áp dụng HĐĐT theo từng lần bán hàng đối với hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu là điều đã được thực tiễn chứng minh thông qua việc triển khai HĐĐT đã được một số công ty xăng dầu đầu mối triển khai. Đối với các DN bán lẻ xăng dầu sẽ phải đáp ứng các quy định trong thời gian tới. Theo đó, đối với DN (người bán), cần đẩy mạnh việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý hoạt động kinh doanh của các DN, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng sức cạnh tranh và uy tín của các DN trên thị trường. Đối với người tiêu dùng, việc thực hiện xuất HĐĐT sau từng lần bán hàng đảm bảo về nguồn gốc, số lượng hàng hóa, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng trong việc tham gia chương trình “Hóa đơn may mắn” do cơ quan thuế tổ chức.
Trong khi đó, đối với cơ quan quản lý nhà nước, việc triển khai HĐĐT sẽ là cơ sở xây dựng nền tảng dữ liệu về hoạt động kinh doanh xăng dầu đầy đủ, tập trung, liên tục, từ đó nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, góp phần hạn chế những rủi ro, gian lận trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Đồng thời, Phó Tổng cục trưởng Mai Sơn khẳng định, việc triển khai công tác quản lý, sử dụng HĐĐT đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu là một chủ trương lớn của Chính phủ và các DN kinh doanh xăng dầu phải có trách nhiệm tuân thủ để tạo sự công bằng trong sản xuất kinh doanh đối với mọi thành phần kinh tế. Ông Mai Sơn cho rằng, việc triển khai HĐĐT không phải là vấn đề mới. HĐĐT áp dụng với xăng dầu, cũng như bán mặt hàng khác được áp dụng từ ngày 1/7/2022 theo quy định tại Luật Quản lý thuế. Vì vậy, rất mong DN trong thời gian tới đồng hành cùng ngành Tài chính và ngành Thuế ngay từ khâu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để việc triển khai được thông suốt hơn. Phó Tổng cục trưởng Mai Sơn khẳng định, HĐĐT áp dụng với xăng dầu cũng như bán mặt hàng khác. Nếu có vướng mắc trong quá trình sử dụng, cơ quan thuế sẽ cùng với các nhà cung cấp giải pháp và các đơn vị trung gian, tiếp nhận thông tin và sẽ xử lý kịp thời. Tổng cục Thuế có đường dây nóng, có trung tâm công nghệ với các giải pháp vận hành để xử lý tất cả các vấn đề liên quan, giải quyết khó khăn cho DN, không để chậm trễ./. |