Tại buổi tọa đàm về "Định hướng và giải pháp để KH&CN trở thành động lực trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0" vừa diễn ra,Độtpháđểdoanhnghiệptrởthànhtrungtâmcủahệthốngđổimớisángtạlịch thi đấu giải quốc gia pháp nhiều đại biểu đã cùng thống nhất khẳng định, KH&CN là quốc sách hàng đầu. Quan điểm này cũng đã được khẳng định xuyên suốt trong nhiều văn kiện của Đảng, pháp luật của Nhà nước và thực tế thời gian qua, KH&CN đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội nước nhà.
Tuy nhiên trong kỷ nguyên 4.0, để KH&CN tiếp tục khẳng định được vai trò quan trọng của mình với tinh thần “đã tiến bộ rồi, phải tiến bộ hơn nữa”, KH&CN thực sự trở thành động lực để đất nước đi lên và doanh nghiệp phải trở thành trung tâm của Hệ thống sáng tạo quốc gia như kỳ vọng, chúng ta cần phải có những giải pháp đột phá cả về nhận thức và hành động như: Nâng cao nhận thức về vai trò động lực có tính quyết định của KH&CN, tháo gỡ khó khăn vướng mắc về cơ chế, thúc đẩy doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng KH&CN theo hướng gắn nghiên cứu với sản xuất và thị trường để doanh nghiệp thực sự trở thành trung tâm của hệ thống sáng tạo quốc gia.
Nhận định dù đã được khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong nhiều văn bản, tuy nhiên thực tế thời gian qua, KH&CN chưa được nhiều lãnh đạo từ trung ương đến địa phương quan tâm “chú ý” một cách thực chất,… nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm cho rằng, chúng ta cần một tư duy mới trong quản lý KH&CN, lấy KH&CN là động lực hàng đầu để tạo chuyển biến về KTXH.
Theo nguyên Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, trước hết phải thay đổi nhận thức về vị trí, vai trò của KH&CN từ những người đứng đầu, người thủ trưởng cơ quan. Người đứng đầu cơ quan từ trung ương đến địa phương phải tập trung chỉ đạo phát triển KH&CN một cách thực chất, quyết liệt, chứ không phải bằng những phát biểu với nhiều mỹ từ - “nếu như vậy KH&CN chỉ là “trang trí”.
Nhấn mạnh quan điểm KH&CN phải đồng hành cùng sự phát triển của đất nước, phải thể hiện rõ nét vai trò trong từng lĩnh vực cụ thể của đời sống kinh tế, xã hội như: Nông nghiệp, an toàn giao thông; vệ sinh an toàn thực phẩm;… nguyên Phó Thủ tướng gợi mở: Phải “dựa” vào doanh nghiệp để đẩy mạnh phát triển KH&CN. Theo đó, cần xây dựng cơ chế phù hợp để doanh nghiệp đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng KH&CN, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; phát triển hiệu quả các khu công nghệ cao; đồng thời cần thiết kế cơ chế thực chất thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp vào sự phát triển KH&CN của đất nước…