【nhận định gladbach】Tập trung phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam
Ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Logistics Việt Nam (VLA). |
Ông đánh giá thế nào về hiện trạng ngành dịch vụ logistics Việt Nam hiện nay, đặc biệt là tại các tỉnh phía Nam?
Ngành dịch vụ logistics Việt Nam có xuất phát điểm thấp so với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Do đó, trình độ phát triển của ngành logistics của Việt Nam chưa cao. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển và hội nhập của đất nước, ngành dịch vụ logistics Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể.
Cả nước hiện có khoảng 3.000 DN hoạt động dịch vụ logistics. Trong đó có gần 500 DN là hội viên của VLA. Các DN logistics thuần Việt đã có khả năng cung cấp hầu hết các dịch vụ thuộc chuỗi cung ứng dịch vụ logistics như vận tải nội địa và quốc tế, dịch vụ khai thác cảng và ICD, dịch vụ kho hàng, bãi, phân phối cũng như các dịch vụ mang tính giá trị gia tăng.
Như đã nói trên, ngành dịch vụ logistics của nước ta đã có nhiều phát triển đáng kể, đặc biệt là những năm gần đây Chính phủ đã có nhiều quan tâm đến phát triển logistics thông qua những quyết định, chính sách tạo điều kiện cho phát triển logistics trên cả nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp logistics mạnh dạn đầu tư mở rộng, theo hướng hiện đại, sánh ngang thậm chí vượt các nước trong khu vực. Phía nam là nơi có sản lượng hàng hóa XNK lớn nhất cả nước cũng như có các khu cảng nhộn nhịp nhất cả nước như Cảng Cát Lái, cụm cảng Cái Mép Thị Vải nên ngành logistics cũng phát triển đáng kể.
Cái đáng lo ngại của ngành logistics Việt Nam là chúng ta chưa làm chủ được phần vận tải quốc tế đường biển và đường hàng không. Chính vì thế góp phần đẩy chi phí logistics cao. |
Chi phí dịch vụ logistics mặc dù đã giảm, song được đánh giá vẫn còn khá cao, trong đó chi phí vận tải chiếm đến trên 50%. Theo ông, giải pháp nào có thể kéo giảm hơn nữa chi phí dịch vụ logistics?
Theo tôi, rõ ràng là chi phí logistics của chúng ta còn cao, chưa cạnh tranh. Tuy nhiên, cũng phải nói rõ con số theo đánh giá của Ngân hàng thế giới -WB (tương đương 20% với GDP) có thể đã lạc hậu vì đây là số liệu nghiên cứu từ những năm 2012, theo chúng tôi hiện nay chi phí này đã giảm nhiều, nhưng dù là thấp thì vẫn chưa cạnh tranh. VLA cùng với một số tổ chức như WB, Amcham, Eurocham đã nghiên cứu và xuất bản một báo cáo (còn được gọi là sách trắng) về logistics trong đó có những đánh giá chính xác hơn về những chỉ số này.
Về phía VLA, chúng tôi ủng hộ việc tập trung một đầu mối cho việc thông quan hàng hóa XNK là cơ quan Hải quan cũng như tăng cường công tác hậu kiểm hơn là tiền kiểm. |
Nói về cơ cấu chi phí logistics, không chỉ ở Việt Nam mà tại hầu hết quốc gia trên thế giới chi phí vận tải bao giờ cũng chiếm trên 50%, vì đây là yếu tố cốt lõi trong chuỗi cung ứng dịch vụ logistics. Tuy nhiên, cái đáng lo ngại của ngành logistics Việt Nam là chúng ta chưa làm chủ được phần vận tải quốc tế đường biển và đường hàng không. Chính vì thế góp phần đẩy chi phí logistics cao.
Đối với vận tải trong nước, sẽ có những giải pháp cụ thể để có thể giảm được chi phí này. Đó là, việc đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng các tuyến đường vận chuyển hàng hóa, giảm kẹt xe vào cảng… để tăng tỷ lệ quay vòng xe, từ đó sẽ giảm được chi phí vận tải.
Mặt khác, bản chất sự phát triển kinh tế-xã hội mang tính thị trường, nghĩa là luôn có cạnh tranh, điều đó cũng hiển nhiên làm cho hoạt động logistics phải luôn cạnh tranh mới có thể tồn tại và phát triển, nói cách khác chi phí logistics tự thân nó cũng luôn phải có xu hướng giảm, tuy nhiên tốc độ giảm lại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự phát triển đồng bộ của hạ tầng, chính sách của nhà nước có liên quan đến thuế, phí… và nhiều yếu tố mang tính khách quan khác như mức độ chủ động của năng lực vận chuyển quốc tế…
Nói chung giải pháp thì nhiều và cần có sự chung tay của toàn xã hội, toàn hệ thống chính trị cũng như sự vươn lên mạnh mẽ về đầu tư vào năng lực vận chuyển quốc tế của quốc gia. Ngoài ra, việc tăng cường thuận lợi hóa thương mại trong đó có đơn giản hóa các thủ tục thông quan, hạn chế tối đa kiểm tra chuyên ngành là một yếu tố quan trọng giúp giảm chi phí logistics.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 221/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 200/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, VLA triển khai những nhiệm vụ gì để phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam, thưa ông?
VLA đã hết sức tích cực phối hợp, tham gia với các cơ quan ban ngành để thực hiện thành công Quyết Định 200 của Thủ tướng Chính phủ. Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 221 bổ sung cho Quyết định 200 nói trên. VLA sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp nhằm thực hiện tốt các yêu cầu được giao của Chính phủ. Các công tác đã thực hiện bao gồm rất nhiều lĩnh vực thuộc logistics như áp dụng công nghệ thông tin trong quản trị logistics, chuyển đổi số trong logistics, phản biện góp ý về chính sách, tham gia góp ý vào công tác quy hoạch phát triển logistics tại địa phương cũng như cả nước…
Đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ngành logistics, thông qua các chương trình hợp tác đào tạo với các trường đại học có đào tạo chuyên ngành logistics, như: Đại học Ngoại thương, Đại học Giao thông vận tải, Đại học Quốc gia… đến nay VLA và Viện Nghiên cứu phát triển Logistics Việt Nam (VLI)- cơ quan trực thuộc VLA đã ký thỏa thuận với trên 10 trường đại học, cao đẳng trên cả nước về hợp tác đào tạo, cũng như tạo điều kiện cho các sinh viên, học viên thực tập, huấn luyện tại các DN là hội viên của VLA. Đồng thời, góp ý phản biện chính sách với Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước nhằm làm thuận lợi hóa thương mại, tạo điều kiện cho phát triển dịch vụ thương mại nói chung cũng như logistics nói riêng. VLA đang tham gia sâu rộng vào phản biện chính sách, tuyên truyền về ngành logistics cũng như tham gia góp ý công tác quy hoạch logistics, phát triển logistics quy mô vùng, địa phương… Vừa qua, Viện VLI cũng đã hoàn thành “Đề án phát triển Logistics TPHCM giai đoạn 2020-2025” cũng như chuẩn bị thực hiện đề án tương tự tại Bình Dương.
Với hệ thống cảng biển rất lớn, các tỉnh phía Nam nói chung và TPHCM nói riêng có nhiều lợi thế chiến lược về cảng biển và phát triển dịch vụ logistics, nhưng dịch vụ logistics lại phát triển chưa tương xứng, ông nhận định thế nào về vấn đề này?
Hiện nay, các dịch vụ logistics có liên quan đến kết nối với hệ thống cảng biển TPHCM và cụm cảng biển nước sâu Cái Mép-Thị Vải đang phát triển khá tốt, trong đó có kết nối đường bộ, và đường thủy nội địa với Cái Mép-Thị Vải đang phát triển tốt, giúp giảm ách tắc giao thông cũng như giảm đáng kể chi phí vận chuyển. Có chăng là việc ách tắc giao thông quanh cảng Cát Lái vẫn chưa giải quyết triệt để do hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, đây là một vấn đề phức tạp và cần được mạnh dạn quy hoạch lại cho phù hợp.
Là người đứng đầu VLA, ông có kiến nghị gì để phát triển hơn nữa dịch vụ logistics của các doanh nghiệp Việt Nam.
Chúng tôi đã có nhiều kiến nghị đến các cơ quan ban ngành địa phương, trung ương cũng như trực tiếp đến Chính phủ, qua đó Chính phủ cũng đã có nhiều xử lý nhanh kịp thời, ví dụ những sự việc có liên quan trong thời gian xảy ra dịch bệnh, giãn cách xã hội nhằm giúp lưu thông hàng hóa không bị ách tắc đáng tiếc. Về vĩ mô, chúng tôi cũng đã có nhiều đề xuất liên quan đến các chính sách, tạo điều kiện đến phát triển logistics quốc gia, qua đó Chính phủ có cơ sở ban hành nhiều cơ chế chính sách tạo điều kiện phát triển logistics quốc gia (chúng ta có thể thấy thông qua sự ra đời của các Quyết định 200/QĐ-TTg và Quyết định 221/QĐ-TTg cùng nhiều văn bản khác).
Xin cảm ơn ông!
相关推荐
- Tây Ninh Smart
- Adriano Schmidt là ai, vì sao được HLV Park Hang Seo triệu tập?
- Ông Trump thắng kiện, nhận 15 triệu USD từ mạng truyền hình ABC
- Tổng thống Hàn Quốc ban bố thiết quân luật khẩn cấp
- Ðại tá từ du kích
- Cảnh sát Hàn Quốc khám xét Văn phòng của Tổng thống Yoon Suk
- Nhận định kèo Chelsea vs Newcastle: Trận chiến 'sao đổi ngôi'
- Tàu nước ngoài hoạt động nội địa có cần làm thủ tục hải quan?