【coi trực tiếp bóng đá ngoại hạng anh】Trước thềm phiên chất vấn, đại biểu gửi gắm mong các bộ trưởng thẳng thắn
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tưtrước thềm phiên chất vấn và trả lời chất vấn,ướcthềmphiênchấtvấnđạibiểugửigắmmongcácbộtrưởngthẳngthắcoi trực tiếp bóng đá ngoại hạng anh đại biểu Phan Đức Hiếu, đoàn Thái Bình đặt nhiều kỳ vọng vào phiên chất vấn.
Đại biểu Phan Đức HIếu, đoàn Thái Bình. |
Thưa ông, ông chờ đợi gì từ các phiên chất vấn?
Trong bối cảnh khó khăn bủa vây, thực sự chia sẻ với Chính phủ trong việc tìm kiếm các giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệpmột cách kịp thời. Đây cũng là một thách thức, khi mà nhu cầu thì nhiều, nguồn lực thì hạn chế và có nhiều khó khăn nằm ngoài khả năng giải quyết của chúng ta. Ví dụ, các vấn đề về đơn hàng, về cạnh tranh quốc tế.
Nhìn lại 1,5 ngày thảo luận trên hội trường về tình hình kinh tế- xã hội tuần trước, các đại biểu Quốc hội đã thẳng thắn đặt ra nhiều vấn đề cần được làm rõ, như khó khăn ở đâu, như thế nào, tại sao… Cũng có nhiều kiến nghị, giải pháp… đã được đưa ra.
Nhưng thách thức lớn nhất là chúng ta chỉ chọn số ít giải pháp, chứ không thể tất cả, thì chọn giải pháp gì.
Quan điểm của tôi là lúc này, bên cạnh các vấn đề, giải pháp đề xuất, các bộ trường cũng có thể đưa ra khó khăn chưa tìm được giải pháp, để cùng bàn. Khi đó, không chỉ các đại biểu Quốc hội mà cử tri cả nước, các doanh nghiệp đều có thể chung tay.
Thêm nữa, trong lúc này, ngoài thẳng thắn ra, tôi chờ đợi các giải pháp chính sách và cách đặt vấn đề với tư duy kịp thời, giảm thiểu thủ tục.
Với 4 bộ trưởng tham gia trả lời chất vấn kỳ này, gồm Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ trưởng, Chủ nhệm Ủy ban Dân tộc; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải, ông quan tâm đến lĩnh vực nào?
Đây đều là các vấn đề tôi quan tâm.
Ví dụ, với Bộ Khoa học và Công nghệ, liên quan đến các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo. Cuối năm 2022, tôi có dịp tham gia Ngày hội Sinh viên đổi mới sáng tạo, nhiều doanh nghiệp vẫn hỏi tôi, làm thế nào để thành lập doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, rồi thành lập rồi thì làm sao tiếp cận với chính sách hỗ trợ. Họ nói, trong Luật Đầu tư đã có quy định ưu đãi đầu tư, nhưng làm thế nào để tiếp cận.
Hóa ra, các doanh nghiệp hỏi Bộ Khoa học và Công nghệ, thì được hướng dẫn sang Bộ Tài chính, sang Bộ Tài chính thì lại được hướng dẫn cần Bộ Khoa học và Công nghệ xác định là doanh nghiệp khoa học công nghệ…
Hay với Ủy ban Dân tộc, tôi đang rất quan tâm đến triển khai các chương trình mục tiêu quốc iga, trong đó chương trình hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miễn núi có quy mô lớn, có ý nghĩa về cả kinh tế và xã hội, được kỳ vọng là nguồn lực để phát triển, đồng thời nâng cao đời sống của người dân. Nhưng cho đến nay, việc triển khai chậm, có nguồn lực chưa phân bổ hết nguồn lực
Trong lĩnh vực giao thông - vận tải, câu chuyện khó khăn trong đăng kiểm kéo dài cả năm là một ví dụ điển hình. Tôi rất chia sẻ với các doanh nghiệp vận tải, vì không đăng kiểm được thì các doanh nghiệp không được kinh doanh, nhưng vẫn phải nộp các khoản chi phí khác…
Những khó khăn của doanh nghiệp, của người lao động cũng đang là vấn đề rất nóng, có giải pháp nào hỗ trợ trực tiếp cho người lao động không… sẽ là các vấn đề chờ Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Điều tôi muốn chia sẻ là trong các lĩnh vực này, đúng là 1 cơ quan chủ trì, nhưng việc phối hợp giữa các bộ ngành cần phải rất hiệu quả, trách nhiệm, thì các vướng mắc mới có thể giải quyết nhanh, dứt điểm được. Bài học kinh nghiệm từ các giải pháp chính sách đã được Chính phủ đưa ra và triển khai rất tốt trong giai đoạn Covid-19.
Trong phiên chất vấn này, các bộ ngành có thời gian để chia sẻ sâu về các vấn đề, khó khăn của nền kinh ế, của ngành, những vấn đền mà trong các phiên thảo luận, một số bộ trưởng có ý kiến giải trình, nhưng thời gian ngắn, có thể chưa nói hết.
Trong bối cảnh này, các đại biểu Quốc hội đã rất thẳng thắn, nên tôi mong các bộ trưởng cũng thẳng thắn, xác định tâm thế là tham gia phiên chất vấn không phải để đánh giá trả lời tốt hay không, mà là cùng bàn để tìm ra giải pháp.
Liên quan đến các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, ông có thể chia sẻ thêm đề xuất gì?
Đối với những khó khăn của doanh nghiệp, tôi rất mong muốn các chính sách nhằm hỗ trợ chi phí, dòng tiền để cầm cự, chờ khi có cơ hội thì nhanh chóng phục hồi trở lại. Vì nếu không cầm cự được thì khi có cơ hội cũng không làm được gì.
Nên các giải pháp như giảm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp trực tiếp cho người lao động, san sẻ gánh nặng với doanh nghiệ chắc sẽ là những giải pháp sẽ được đưa ra, bên cạnh các giải pháp đang được triển khai, như giãn hoãn một số khoản phải nộp…
Nhưng, tôi quan tâm đến một số giải pháp phù hợp với tình hình của Việt Nam hơn, những giải pháp đôi khi không đòi hỏi nhiều nguồn lực về tài chính như những giải pháp về tài khóa. Đó là giải pháp cho nhóm khó khăn mà doanh nghiệp hay nhắc đến là vướng mắc về thể chế, quy định.
Trong nhóm này, không nên lựa chọn gỡ nhóm nào, mà cần thực hiện đồng bộ. Mong muốn Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương giải quyết dứt điểm những vướng mắc mà chúng ta gọi là vướng mắc về thể chế.
Một là, giải quyết những bất cập đang ảnh hưởng đển sản xuất - kinh doanh. Đó là vấn đề về phòng cháy, chữa cháy, đăng kiểm.
Hai là, không ban hành các quy định mới có nguy cơ làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp. Quan điểm cá nhân tôi, trong thời gian tới, ít nhất trong vòng 2 năm, không nên ban hành thêm các quy định làm tăng chi phí của doanh nghiệp. Trong trường hợp buộc phải ban hành, do phải tuân thủ các lộ trình cam kết quốc tế, thì Chính phủ nên tính tới giải pháp hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp trong việc tuân thủ. Theo tôi, đây là cách hỗ trợ thiết thực.
Ba là, Chính phủ nên hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tuân thủ các quy định mới, ví dụ hỗ trợ doanh nghiệp kiểm đếm CO2, tuân thủ các quy định về phát triển xanh, phát triển bền vững mà các đối tác nhập khẩu đang áp dụng.
Về dài hạn, Chính phủ cần có một chương trình hành động cụ thể để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nhưng trước mắt thì vẫn cần tập trung kiểm soát các quy định đang tạo nên chi phí cho doanh nghiệp.
下一篇:Lãi suất cho vay tiếp đà giảm 0,44%, song có thể đảo chiều tăng năm 2025
相关文章:
- Cục Thuế Cao Bằng thu hồi được hơn 600 tỷ đồng tiền nợ thuế trong năm 2024
- Chính phủ không thành lập Đặc khu Kinh tế dự án Formosa
- Điểm sàn Đại học năm 2014 các trường sẽ lấy thấp hơn mọi năm?
- Giải đáp các câu hỏi về dịch Ebola
- Phổ biến kiến thức pháp luật đảm bảo an toàn hàng không
- Vụ trực thăng rơi ở Hà Nội: Bí ẩn ở hộp đen!
- Đề thi cao đẳng môn Hóa khối A, B năm 2014
- Dân mòn mỏi chờ sổ đỏ, bao giờ cho đến bao giờ
- Truy tìm tài xế ô tô tải đâm tử vong người đi bộ trên cao tốc rồi bỏ chạy
- Những vũ khí quân sự làm thay đổi thế giới
相关推荐:
- Va chạm với xe tải, ô tô con ở Thanh Hóa biến dạng
- Những vũ khí quân sự làm thay đổi thế giới
- Tình hình Ukraine: Nga chỉ trích lệnh trừng phạt bổ sung của EU
- Món ăn lạ và độc với Thịt thỏ ướp rượu vang
- Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới
- Danh sách 133 trường đã công bố điểm thi, điểm chuẩn ĐH, CĐ năm 2014
- Tình hình Biển Đông: Bao giờ kiện Trung Quốc ra tòa?
- Sự thực tin đồn BV Bạch Mai có bệnh nhân nhiễm Ebola
- Skilled workforce key to Việt Nam’s nuclear power resurgence
- Việt Nam đạt 1 HCV Olympic Vật lý 2014
- Nhận định, soi kèo Panathinaikos vs PAOK FC, 01h30 ngày 6/1: Ông vua sân khách
- Thứ trưởng Bộ Công an nói nguyên nhân sâu xa vụ nổ súng ở Đắk Lắk
- Apple bị phá sản kế hoạch bán iPhone tân trang ở Ấn Độ
- Loạt siêu phẩm phim ảnh, thể thao hấp dẫn trên K+ dịp Tết Ất Tỵ 2025
- Chứng khoán ngày 3/1: Nhóm ngân hàng và chứng khoán lao dốc, VN
- TP.HCM công bố lộ trình ít nguy cơ kẹt xe dịp lễ 2/9
- Giám đốc Công an Bình Dương: Hơn 200 văn bản quy định về PCCC
- Không thể quy trách nhiệm Bộ Công Thương phá vỡ quy hoạch điện mặt trời!
- Truy tặng Huân chương dũng cảm cho anh Phạm Ngọc Anh trong vụ sạt lở đèo Bảo Lộc
- Bão Saola sắp vào Biển Đông với cường độ rất mạnh