【kết quả trận pauli】Đưa hàng lên siêu thị nước ngoài: Cần vững từ nội tại
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-26 08:25:22 评论数:
Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng qua các chuỗi siêu thị nước ngoài Mô hình đại siêu thị liên kết Việt Nam - Singapore đưa hàng Việt xuất khẩu Thủ tướng chỉ thị nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới |
Để vươn xa đến thị trường nước ngoài trước tiên doanh nghiệp phải làm chuẩn. Ảnh: ST |
Thị trường đầy tiềm năng
Ông Đỗ Quốc Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, châu Á-châu Phi là thị trường tiềm năng. Hiện nay thị trường này chiếm khoảng 68% kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Để khai thác thị trường tiềm năng này, chúng ta cần tiếp tục đảm bảo được đầu vào cho sản xuất và xuất khẩu. “Trong bối cảnh hiện nay tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hiện hữu thường xuyên. Nhiều nước trên thế giới đều có những chiến lược để đa dạng hóa các chuỗi cung ứng. Vì thế, doanh nghiệp phải đa dạng hóa nguồn cung đầu vào, đặc biệt là phân bón, nguyên phụ liệu dệt may và da giày”, ông Đỗ Quốc Hưng cho biết và thông tin thêm, hiện nay có nhiều nguồn cung đầu vào nguyên phụ liệu, dệt may, da giày có chất lượng và giá thành hợp lý trong khu vực Nam Á.
Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu thị trường doanh nghiệp cần phải chuyển đổi sản xuất để chuyển nhanh, chuyển mạnh theo hướng sản xuất xanh và sản xuất tuần hoàn và sản xuất nông nghiệp là sản phẩm hữu cơ. Đó là những yếu tố quan trọng để doanh nghiệp thâm nhập được vào các thị trường xuất khẩu.
“Điển hình như mặt hàng dệt may, trước đây xuất khẩu dệt may mỗi năm đạt khoảng hơn 30 tỷ USD. Tuy nhiên 6 tháng đầu năm xuất khẩu dệt may của Việt Nam sụt giảm mạnh. Trong khi đó, nhìn sang đối thủ, chẳng hạn như Bangladesh, họ vẫn xuất khẩu tăng, thậm chí còn tăng mạnh. Lý do là họ đã đi rất nhanh trong vấn đề chuyển đổi xanh”, lãnh đạo Vụ Thị trường châu Á-châu Phi cho biết.
Vấn đề cần quan tâm tiếp theo là phải tiếp tục đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu. Mặc dù khó khăn nhưng vẫn có rất nhiều thị trường tiềm năng, thị trường ngách doanh nghiệp chưa khai thác hết. Điển hình như thị trường Trung Quốc. “Nước ta giáp ngay với Quảng Tây, Vân Nam, đây là hai địa phương có quy mô dân số tương đương, nhưng thời gian qua chúng ta mới chỉ tập trung vào thị trường Quảng Tây, với kim ngạch khoảng 30 tỷ USD/năm. Trong khi đó Vân Nam chỉ có bằng 1/10 Quảng Tây. Cùng với đó là các thị trường Ấn Độ, châu Phi”, ông Hưng thông tin và nhấn mạnh rõ ràng ngay cả những thị trường rất gần gũi vẫn còn nhiều dư địa và thị trường ngách chưa khai thác hết.
Bên cạnh đó, để gia tăng sự xuất hiện của thương hiệu trên thị trường nước ngoài, ông Đỗ Quốc Hưng cho rằng, doanh nghiệp cần phải tiếp tục tăng cường kết nối, đưa hàng vào các chuỗi cung ứng, chuỗi phân phối ở nước ngoài. Đây là kênh xuất khẩu hàng hóa quan trọng mà doanh nghiệp hiện vẫn chưa khai thác hết.
Luôn tìm kiếm cơ hội
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Trung Dũng, CEO Công ty Cổ phần DH Foods cho rằng, để đưa được sản phẩm vào hệ thống siêu thị trên thế giới, doanh nghiệp đã dành nhiều nguồn lực trong xây dựng thương hiệu và tích cực tham gia các chương trình xúc tiến thương mại. Đặc biệt, để vươn xa đến thị trường nước ngoài trước tiên doanh nghiệp phải làm chuẩn từ chất lượng đến bao bì.
Theo ông Nguyễn Trung Dũng, khi có sự cố gắng, hàng hóa sẽ nhanh chóng được sự chấp thuận của các hệ thống siêu thị tại Việt Nam. Chính từ chất lượng và sự hiện diện trên hệ thống siêu thị tại Việt Nam đã mở ra cánh cửa cho doanh nghiệp đưa hàng hóa lên hệ thống siêu thị nước ngoài. “Ngay từ ngày đầu khởi nghiệp, chúng tôi đã tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước. Các nhà mua hàng nước ngoài đến tìm hiểu và từng bước sản phẩm của công ty đã xuất khẩu ra thế giới”, CEO DH Foods cho biết. Khi công ty lớn mạnh hơn, doanh nghiệp bắt đầu tham gia các triển lãm quốc tế ở: Thái Lan, Pháp, Nhật Bản… Thông qua các hội chợ này, nhiều khách hàng của Mỹ, Trung Quốc đã qua tận công ty để đàm phán đơn hàng. “Khi quy mô nhỏ, doanh nghiệp có thể tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước. Có nhiều hội chợ, thậm chí ở nước ngoài cũng có gian hàng miễn phí hoặc giảm giá. Doanh nghiệp đã tận dụng từ những cơ hội nhỏ nhất”, ông Nguyễn Trung Dũng chia sẻ.
Theo ông Nguyễn Trung Dũng không chỉ xúc tiến thương mại, điều làm nên uy tín của doanh nghiệp là yếu tố chuẩn chỉnh ngay từ đầu. Phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, bao bì và thương hiệu sản phẩm. Vì nếu không đăng ký thương hiệu, đợi doanh nghiệp phát triển thì có thể thương hiệu đã bị đăng ký.
“Bằng cách làm như vậy, từng bước DH Foods đã mang gia vị Việt ra nước ngoài. Doanh thu ban đầu có thể chưa lớn, nhưng khi nhìn thấy các sản phẩm Việt Nam trên kệ các siêu thị nước ngoài, đó là sự tự hào”, CEO DH Foods chia sẻ.
Để hỗ trợ doanh nghiệp, lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, trong thời gian tới, sẽ tiếp tục thúc đẩy xúc tiến thương mại, giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu, các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu của khu vực tới các cơ quan xúc tiến thương mại quốc tế, các nhà nhập khẩu, các nhà thu mua chế biến xuất khẩu Việt Nam cũng như các nhà phân phối Việt Nam và quốc tế. Qua đó cung cấp thông tin, giải pháp giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa trực tiếp vào các mạng lưới phân phối nước ngoài và tham gia hiệu quả chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.