【nhân đinh bong đa anh hôm nay】Thị trường bán lẻ: Đã tới lúc “so găng"

  发布时间:2025-01-09 12:45:44   作者:玩站小弟   我要评论
Nếu không tự vươn lên thì DN Việt sẽ tự đánh mất mình và nhường sân nhà cho các đối thủ. Ảnh: S.T. nhân đinh bong đa anh hôm nay。

thi truong ban le da toi luc so gangquot

Nếu không tự vươn lên thì DN Việt sẽ tự đánh mất mình và nhường sân nhà cho các đối thủ. Ảnh: S.T.

“Đòn” mưa dầm thấm lâu

Ba cửa hàng đầu tiên của chuỗi cửa hàng bán lẻ thương hiệu Miniso đến từ Nhật Bản đã chính thức khai trương tại Hà Nội hồi đầu tháng 9 tại những vị trí “đắc địa” (Thái Hà,ịtrườngbánlẻĐãtớilúcsogănhân đinh bong đa anh hôm nay Hàng Ngang và tòa nhà Indochina Tower Cầu Giấy). Sản phẩm kinh doanh chính của Miniso bao gồm: Đồ gia đình, mỹ phẩm, phụ kiện thời trang, túi xách, đồ dùng cá nhân, phụ kiện kỹ thuật số, thực phẩm… Giá khởi điểm của những sản phẩm này chỉ với 2 USD. 3 cửa hàng, con số chưa là gì, nhưng thương hiệu Miniso thì lại là câu chuyện khác.

Trước khi ra mắt chuỗi cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam, thương hiệu Miniso đã được người tiêu dùng biết đến với những cửa hàng tiện lợi. Một chuyên gia bán lẻ nhận định rằng, các cửa hàng tiện lợi của Nhật được xem như những “cứ điểm” để nắm bắt tốt nhất hành vi tiêu dùng người Việt, từ đó làm “bàn đạp” đưa hàng của họ vào nước ta. Khi đã nắm chắc sản phẩm nào được thị trường chấp nhận, họ mở kênh phân phối ở Việt Nam.

Có lẽ đây cũng là “chiêu” mà người Thái, người Hàn… “dọn đường” để thâm nhập thị trường bán lẻ Việt Nam. Ví dụ như hàng Thái Lan, bắt đầu là những hội chợ hàng Thái Lan tại Việt Nam, đều đặn mỗi năm, người Thái tổ chức hội chợ này để đến gần hơn với người tiêu dùng Việt bằng chất lượng, mẫu mã và giá cả cạnh tranh. Rồi, hàng loạt cửa hàng chuyên bán hàng Thái tấp nập xuất hiện tại Việt Nam. Những cửa hàng này đã thu hút và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng Việt Nam.

Không dừng ở đó, nhiều đại gia bán lẻ Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan… nhìn thấy mảnh đất béo bở tại Việt Nam, mấy năm gần đây đã liên tiếp đổ vốn đầu tư đại siêu thị, mua lại cổ phần của nhiều DN Việt Nam, DN nước ngoài để thôn tính thị trường bán lẻ. Tập đoàn bán lẻ AEON (Nhật Bản) xây đại siêu thị ở Hà Nội, TP. HCM, đại gia người Thái Lan mua lại hệ thống siêu thị Big C, Metro và nhiều tên tuổi bán lẻ khác.

Quay trở lại với Miniso, bước đầu là 3 nhưng chỉ giờ đến cuối năm thương hiệu này sẽ có 12 cửa hàng tại 6 tỉnh, thành phố. Tốc độ phát triển của Miniso tại Việt Nam được dự báo sẽ rất nhanh chóng bởi thương hiệu này hiện đang trở thành biểu tượng thành công mới tại châu Á khi có tới 1.600 điểm bán tại 22 quốc gia, vùng lãnh thổ chỉ sau 3 năm phát triển.

Những màn “đuổi khéo”

Khi đến Việt Nam, các “đại gia” này đều cam kết ưu tiên bán hàng Việt Nam nhưng rồi lâu dần, trên kệ của những siêu thị này đã “ăm ắp” hàng Thái, hàng Nhật. Mới đây thôi, đại gia Thái Lan mua lại hệ thống siêu thị Big C là Central Group đã yêu cầu 22 cửa hàng của Thế giới Di động nằm trong chuỗi hệ thống của Big C phải đóng cũng gây “dậy sóng” dư luận. Song những người trong cuộc lại nhìn sự việc này như là một lẽ hiển nhiên bởi ai cũng biết Central Group là cổ đông lớn nắm giữ tới 49% cổ phần của Nguyễn Kim- hệ thống siêu thị điện máy. Không có lý gì họ để 2 cửa hàng bán cùng chủng loại cạnh tranh nhau trên cùng một mặt bằng.

Cũng trước đó vài tháng, Big C đã có màn “đuổi khéo” hàng Việt khi nâng mức chiết khấu cao hơn. Hàng loạt DN thủy sản đã phải đồng thanh gửi đơn “kêu cứu” khi Big C đưa ra những yêu cầu như nâng mức chiết khấu… khiến DN không thể “chen chân” vào chuỗi siêu thị này. Hay như khi AEON mua lại 49% cổ phần của Citimart và 30% cổ phần của Fivimart trở thành liên doanh AEON Citimart, AEON-Fivimart thì tại các siêu thị này hàng Nhật cũng dần có mặt.

Khi trao đổi với phóng viên về những màn “đuổi khéo”, bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, qua phản ánh của báo chí cũng như DN, Bộ Công Thương đã tổ chức nhiều cuộc làm việc với các hệ thống phân phối này.

Báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội cho thấy, hàng Việt vẫn không giảm tỷ lệ so với trước đây tại các kênh phân phối này(!?) Bà Nga cho biết thêm, những DN này cũng thừa nhận rằng, phân phối hàng Việt Nam mang lại lợi nhuận cũng như sự phát triển hệ thống cho họ rất tốt, bằng việc thu mua nguyên liệu tại chỗ hoặc thu mua các sản phẩm của địa phương đã mang lại lợi nhuận cao cho các kênh này. Vì thế, các DN vẫn cam kết rằng ưu tiên phân phối hàng Việt Nam trên hệ thống siêu thị của họ. Thế nhưng, nói vậy mà không phải vậy!

Lý do để vươn lên

Trên thực tế, hàng Việt ở trong siêu thị chủ yếu là hàng nông sản, còn lại đa phần đều là hàng liên doanh. Một vị chuyên gia đặt câu hỏi: “Nếu một ngày nào đó, các liên doanh này rút khỏi Việt Nam thì liệu rằng hàng Việt còn tồn tại ở siêu thị được bao nhiêu?”.

Song, nói đi cũng phải nói lại, trong nền kinh tế thị trường, bên nào yếu sẽ thua. Hiện nay, sức cạnh tranh của hàng Việt còn yếu so với hàng nhập ngoại từ mẫu mã, chất lượng, giá cả, nên dù có cả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thì cũng rất vất vả để đưa người Việt đến gần hơn với hàng Việt. Cũng vì lẽ đó, không sớm thì muộn hàng Việt sẽ bị “hất cẳng” ra khỏi các đại siêu thị của DN ngoại nói riêng (trên thực tế đã diễn ra) và trong cuộc chơi của ngành bán lẻ nói chung.

Thị trường bán lẻ Việt Nam được dự báo sẽ còn “sức hút” đối với các “đại gia” nước ngoài. Theo dự kiến, cả nước đến năm 2020 sẽ có khoảng 1.200-1.500 siêu thị, 180 trung tâm thương mại, 157 trung tâm mua sắm. Dự báo, giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng thương mại bán lẻ sẽ đạt 11,9%, quy mô thị trưởng khoảng 179 tỷ USD vào năm 2020, trong đó bán lẻ hiện đại sẽ chiếm trên 45%. Thêm nữa, việc Việt Nam hội nhập sâu rộng với nhiều hiệp định thương mại tự do, hàng hóa sẽ thông thương dễ hơn khi thuế suất về 0%. Vì thế, các DN ngoại sẽ còn chen chân vào nhiều hơn, đầu tư nhiều hơn để tận dụng thời cơ “2 trong 1” này.

Sự vào cuộc của các DN nước ngoài cũng chính là lý do để DN phải thay đổi cách nhìn, cách làm ăn và cách kinh doanh. Nếu không tự vươn lên thì DN Việt sẽ tự đánh mất mình và nhường sân nhà cho các đối thủ.

Ông Phạm Tất Thắng, Nghiên cứu viên cao cấp Bộ Công Thương:

DN trong nước cần phải rà soát lại từng khâu, từng bước một cách bài bản. Hiện đã xuất hiện những điển hình tốt cần phát triển lên như TH True Milk đầu tư vào sản xuất để có nông sản sạch, sữa sạch và đưa vào hệ thống phân phối khắp toàn quốc. Vingroup thuê đất các tỉnh với giá nông dân chấp nhận được, thuê nông dân sản xuất rau sạch, thực phẩm sạch để đưa vào siêu thị. Đó là những cách làm cần phải nhân rộng. Cách làm của những DN này nhằm tạo thành chuỗi sản phẩm, đưa hàng hóa đến tận những ngõ ngách phục vụ người mua. Mặt khác, DN cần phải thay đổi nhận thức: Trong chuỗi từ sản xuất tới tiêu dùng thì khâu lưu thông phải là khâu dẫn dắt sản xuất.

Ông Võ Hoàng Anh, Giám đốc Maketing Co.op Mart:

Việc toàn cầu hóa để hòa nhập, mua bán sáp nhập là việc bình thường. Việt Nam trong thời gian gần đây hoạt động mua bán sáp nhập diễn ra nhanh hơn đặt ra áp lực cho các DN trong nước. Saigon Co.op cũng phải cạnh tranh với các DN nước ngoài từ nhiều năm trước đây nên quen. Tuy nhiên với làn sóng sáp nhập mạnh như hiện nay đã tạo cho chúng tôi sự chủ động, nghiêm túc hơn trong việc xây dựng, điều chỉnh chiến lược để thích ứng. Theo đó, chúng tôi đẩy mạnh mạng lưới thương hiệu và cửa hàng bán lẻ, có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với khách hàng, nhà sản xuất, cung cấp dịch vụ. Chúng tôi tiếp tục phát huy vai trò này để có thể cạnh tranh.

Mặt khác, việc mua bán sáp nhập vừa tạo ra sức ép cạnh tranh lớn để các DN Việt Nam có thể điều chỉnh chiến lược của mình, có thể bước đi mạnh mẽ hơn và có cơ hội học tập các DN nước ngoài.

P.T (ghi)

相关文章

最新评论