【kq cúp anh】Không liên kết, làng nghề khó hội nhập
Sản phẩm khó cạnh tranh
Ông Nguyễn Tiến Nên, Chủ tịch UBND xã Phù Lãng (Quế Võ, Bắc Ninh) cho biết, năm 2014, toàn xã Phù Lãng có 230 hộ sản xuất gốm với khoảng 600 lao động, thu nhập 200.000 đồng/người/ngày công. Mỗi năm tổng doanh thu từ sản xuất gốm ước đạt từ 45 - 50 tỷ đồng, chiếm khoảng 32% thu nhập trong toàn xã. Tuy nhiên, sức tiêu thụ gốm Phù Lãng vẫn kém, khó cạnh tranh trên thị trường.
| ||
Ông Nguyễn Thiện Nhân |
Thực trạng ông Nên nêu ra không chỉ “ứng” với riêng làng nghề Phù Lãng mà đây còn là “mô tuýp” chung của rất nhiều làng nghề đang tồn tại ở Việt Nam. Trên thực tế, Việt Nam có tới hơn 5.000 làng nghề, thu hút khoảng 10 triệu lao động, góp phần vào kim ngạch XK của Việt Nam. Thế nhưng, ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam thẳng thắn nhìn nhận, yếu kém lớn nhất của làng nghề là chất lượng sản phẩm còn thấp, mẫu mã đơn điệu, chậm thay đổi, thiếu độ tinh xảo. Thêm vào đó, thị trường chậm được mở rộng, làng nghề mới bán những sản phẩm hàng hóa làng nghề có, chưa nghiên cứu sâu nhu cầu của người tiêu dùng. Ngay ở thị trường trong nước, làng nghề cũng chưa vươn tới nhiều vùng. Với thị trường nước ngoài, việc tiếp thị còn quá kém, chưa gắn kết được các khâu trong chuỗi giá trị từ thiết kế mẫu mã, cung ứng nguyên phụ liệu đến sản xuất và tiêu thụ.
Không phủ nhận những yếu kém trên nhưng theo đại diện nhiều làng nghề, chính khó khăn từ nội tại đã “đẩy” làng nghề tới tình trạng này. Theo phân tích của bà Hà Thị Vinh, Phó Chủ tịch Hiệp hội gốm sứ Đông Triều, quy mô sản xuất của các hộ sản xuất trong làng nghề chủ yếu là nhỏ và rất nhỏ do mặt bằng sản xuất rất hẹp. Ví dụ như tại Bát Tràng, có nhiều hộ sản xuất diện tích chỉ “vẻn vẹn” khoảng 150m2 - 200m2 trong đó bao gồm cả nơi ở, sinh hoạt và sản xuất. Thậm chí bình gas và lò của nhà này đặt sát với tường buồng ngủ của nhà kia“. Mặt bằng chật hẹp nên không thể có điều kiện để đầu tư thiết bị tiên tiến và ứng dụng khoa học kỹ thuật cho sản xuất, nguyên vật liệu ăn đong mua lẻ, các công đoạn sản xuất không hợp lý hóa đã dẫn đến sản phẩm không tốt về chất lượng và giá thành lại cao, khả năng cạnh tranh thấp”, bà Vinh cho hay.
Cần sự liên kết
Trước những khó khăn, yếu kém, ông Lưu Duy Dần cho rằng, các cơ sở làng nghề và Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã cố gắng thực hiện nhiều giải pháp để trợ giúp làng nghề nhưng “lực bất tòng tâm”. Khó khăn nhiều bề, vốn liếng ít, do vậy, rất cần sự trợ giúp của Nhà nước để tìm lối ra cho làng nghề Việt Nam. Trước tiên, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam kiến nghị xây dựng Luật Làng nghề hoặc Pháp lệnh làng nghề để có cơ chế cho làng nghề đi lên; có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các nghề và làng nghề truyền thống phát triển bền vững như tiếp cận vốn tín dụng, giảm thiểu các thủ tục, tăng cường cho vay tín chấp (do Hiệp hội Làng nghề bảo lãnh), giảm lãi suất... Thứ nữa, cần thay đổi cách quản lý làng nghề bởi hiện tại khâu quản lý đang có sự chồng chéo. Trên thực tế, việc quản lý Nhà nước về làng nghề hiện nay có sự tham gia của 27 tỉnh, thành thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 22 tỉnh thành thuộc Sở Công Thương, còn lại là thuộc các sở Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên minh Hợp tác xã...
Ngoài những kiến nghị về chính sách, cơ chế, một biện pháp được nhiều đại diện làng nghề đề cập đến là nên thí điểm mô hình hợp tác xã dịch vụ chịu trách nhiệm đầu tư, công nghệ, gắn kết các khâu từ thiết kế mẫu mã, cung ứng nguyên phụ liệu, đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chung cho các làng nghề. Sự liên kết rộng giữa các DN trong nhiều làng nghề, vùng nghề trở thành vệ tinh của nhau giúp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, đặc biệt đáp ứng những đơn hàng quốc tế có sản lượng lớn tiến độ nhanh.
Đồng tình với quan điểm trên, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cho hay, muốn các làng nghề phát triển thì không thể để người dân phát triển manh mún mà phải có Hợp tác xã hoặc Hiệp hội để liên kết, hỗ trợ cho người dân cả về vốn, đầu ra, nguyên liệu, quảng bá sản phẩm. Dẫn chứng từ thực tế, Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ: “Mới đây, tôi về thăm làng nghề Phù Lãng ở Bắc Ninh. Mỗi hộ khi sản xuất phải sắm một máy đùn đất trị giá 10 triệu đồng nhưng chỉ trộn và đùn đất tương đối mềm, đất chưa thật mịn, chưa loại trừ hết tạp chất nên khi nặn phải nặn dày mới đảm bảo, chất lượng cũng không đồng nhất. Nếu mua một máy đùn đất kiểu mới, vừa đùn, vừa sàng lọc, đảm bảo chất lượng cao, giá 300 triệu đồng. Một hộ không thể sắm máy 300 triệu đồng nhưng có 30 hộ cùng gom tiền vào mua một máy, tất cả các hộ đều có hàng tốt mà không phải ai cũng cần sắm máy. Nếu các hộ liên kết lại, thành lập một Hợp tác xã làm đồ gốm, từng gia đình vẫn làm đồ gốm nhưng riêng khâu nguyên liệu là cung cấp chung bằng cách một người đi mua đất cho 10 người sẽ đỡ tốn kém, dùng chiếc máy này cho 10 người, chất lượng cao hơn mà rẻ hơn”.
Đứng trước giai đoạn mới, làng nghề Việt Nam phải thay đổi cách sản xuất, có sự liên kết để tạo sức mạnh trong nền kinh tế thị trường. Liên kết phải thông qua Hợp tác xã và liên kết hộ thông qua các công ty để giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm… Có như vậy, làng nghề Việt Nam mới có thể đứng vững trước “sóng” hội nhập.
Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội: Hiện, phần lớn làng nghề không nhìn nhận được hướng đi trong tương lai như thế nào. Trong buổi tọa đàm mới đây cùng với lời đề dẫn của Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, chúng ta thấy 4 vấn đề cơ bản đang tồn tại trong phát triển làng nghề vẫn còn nguyên là quy mô sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới và tiếp cận thị trường yếu. Làng nghề không chỉ đơn giản là làng nghề mà còn gắn với văn hóa, du lịch, gắn với các ngành nghề kinh tế khác. Nếu chỉ có độc nhất một làng nghề thì không phát triển được. Giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2030, vấn đề quan trọng nhất đối với làng nghề là phải thay đổi phương thức sản xuất. Nếu vẫn giữ phương thức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún thì chúng ta không thể đưa khoa học công nghệ vào, giải quyết vấn đề môi trường. Như vậy, vấn đề hợp tác để phát triển khoa học công nghệ, giảm giá thành, bảo vệ môi trường và phát triển thị trường không thể làm được. Ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công Thương: Chúng ta đang hội nhập sâu vào kinh tế khu vực, thế giới. Bên cạnh những thuận lợi cho hàng hóa của Việt Nam, chúng ta có khá nhiều khó khăn, nhất là những sản phẩm làng nghề truyền thống. Sản phẩm làng nghề muốn đứng vững có rất nhiều khó khăn phải vượt qua, không chỉ có sự nỗ lực từ các làng nghề mà còn cần đến sự trợ giúp, tháo gỡ của các cơ quan quản lý Nhà nước. Tháo gỡ khó khăn sản phẩm làng nghề không chỉ ở thị trường trong nước mà còn là thị trường bên ngoài. Đây không phải trách nhiệm của riêng một cơ quan nào. Với vai trò của mình, Bộ Công Thương thời gian tới sẽ thực hiện nhiều giải pháp như: Nâng cao hơn hiệu quả của các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, tạo điều kiện cho cơ sở làng nghề được tham gia các chương trình xúc tiến (hội chợ triển lãm, đoàn công tác đi nước ngoài...); gắn sản phẩm làng nghề với đưa sản phẩm hàng Việt về các vùng; tham gia cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tăng cường truyền thông thông tin... Ông Nguyễn Văn Ngoan, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ kim hoàn Chạm Bạc Đồng Xâm (Kiến Xương, Thái Bình): Với bề dày lịch sử gần 600 năm tuổi, làng nghề Đồng Xâm cũng đang đứng trước nguy cơ mai một. Một trong những nguyên nhân cơ bản là việc dạy nghề, truyền nghề theo kiểu gia đình, cha truyền con nối là chủ yếu, chưa có điều kiện hình thành các lớp dạy tập trung cho thợ trẻ nên trình độ không đồng đều, những kỹ xảo, tinh hoa độc đáo, bí truyền dễ bị mai một. Đây lại là mặt hàng lưu niệm, không phải hàng sản phẩm tiêu dùng thiết yếu nên tiếp cận thị trường khó khăn, đơn đặt hàng không đều, dẫn đến việc không chủ động trong sản xuất. Cùng với đó, nguồn vốn mỏng, chủ yếu là huy động các xã viên, ít được các ưu đãi vay vốn do đó sản xuất manh mún. Tình trạng manh mún, nhỏ lẻ này cũng dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ, hội sản xuất với nhau. D.A (ghi) |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Dự báo 2025: Tác nhân AI mở ra kỷ nguyên mới
- ·Nhiều loại hình kinh doanh ở TP.HCM được mở cửa đến 21 giờ
- ·Đưa hợp tác kinh tế Việt Nam
- ·Xem xét kế hoạch giám sát tối cao về quy hoạch
- ·1 người chết, hàng trăm ngôi nhà bị ảnh hưởng do mưa lũ ở miền Trung
- ·Doanh nghiệp Áo ủng hộ thiết bị y tế cho Việt Nam chống dịch Covid
- ·Petrovietnam đạt doanh thu hơn 24 tỷ USD trong năm 2020
- ·Lớp cán bộ nguồn cấp ủy tỉnh tiếp tục nghiên cứu thực tế tại Singapore
- ·Viettel đã “đưa” 5 Bộ, ngành lên cổng thông tin một cửa quốc gia
- ·Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp xúc cử tri đặc biệt tại Áo
- ·Sự cố tuyến cáp quang biển APG đã được khôi phục hoàn toàn
- ·Viettel, MobiFone được cấp phép thử nghiệm thương mại 5G
- ·Thủ tướng: Chỉ có sự lựa chọn tối ưu, không có sự lựa chọn hoàn hảo
- ·Thêm 2 trạm thu phí trên tuyến cao tốc Đà Nẵng
- ·Thư rác chiếm 56% tổng số lưu lượng thư điện tử toàn cầu
- ·Doanh nhân Việt dạy con như thế nào để có thể kế nghiệp những công ty gia đình?
- ·Quyết thâu tóm Viglacera, Gelex lần thứ 2 nâng giá chào mua cổ phần
- ·Phường Thạnh Phước (Tp.Tân Uyên): Ra quân làm công tác dân vận
- ·Dù bạn không dùng mạng xã hội, Facebook vẫn biết rõ bạn
- ·Những ông chủ thực sự của chuỗi cầm đồ T99