Điều tra về lao động việc làm 2013 tại Việt Nam cho thấy, ngành đạt mức lương cao nhất là tài chính, ngân hàng và bảo hiểm.
Trong khi đó, mức lương này chỉ bằng khoảng một nửa so với Thái Lan (357 USD), chưa bằng 1/3 của Malaysia (609 USD) và chỉ bằng 1/20 của Singapore (3.547 USD).
Đây là số liệu trích từ báo cáo về tiền lương toàn cầu 2014 - 2015 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).
Báo cáo cho biết, tăng trưởng tiền lương trên thế giới vào năm 2013 đã giảm xuống mức 2%, so với mức 2,2% của năm 2012, tới nay vẫn chưa bắt kịp mức 3% của giai đoạn trước khủng hoảng.
Theo báo cáo, khoảng cách chênh lệch lớn về tiền lương giữa các quốc gia ASEAN phản ánh sự khác biệt lớn trên nhiều phương diện, trong đó có năng suất lao động.
Những quốc gia ứng dụng công nghệ mới, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, khuyến khích cải cách cơ cấu và cải thiện kỹ năng nguồn nhân lực, cũng là những quốc gia tạo ra nền tảng cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn và chuyển dịch sang những hoạt động mang lại giá trị gia tăng cao hơn.
Điều tra về lao động việc làm 2013 tại Việt Nam cho thấy, ngành đạt mức lương cao nhất là tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, với mức lương tháng trung bình là 7,23 triệu đồng; ngành chuyên môn, khoa học, công nghệ là 6,53 triệu đồng và ngành kinh doanh bất động sản 6,4 triệu đồng.
Làm thuê các công việc trong các hộ gia đình có mức lương tháng thấp nhất, ở mức 2,35 triệu đồng, tiếp đến là nhóm ngành nông, lâm, thủy sản với mức lương trung bình 2,63 triệu đồng.
Tỷ lệ chênh lệch lương theo giới ở Việt Nam chỉ ở gần 10% - khá thấp so với thế giới. Tuy nhiên, khoảng cách này lại rất lớn trong nhóm ngành lương thấp nông, lâm, thủy sản. Trong ngành này, phụ nữ hưởng lương ít hơn nam giới 32% (khoảng cách lớn nhất).
Theo VnEconomy
Cận cảnh về cụ rùa hồ Gươm lên phơi nắng ngày 8/12