【đội hình lille osc gặp psg】Hà Nội giảm năng lực cạnh tranh vì sáp nhập Hà Tây
TheàNộigiảmnănglựccạnhtranhvìsápnhậpHàTâđội hình lille osc gặp psgo báo cáo PCI 2013 vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố hôm nay (20/3), Hà Nội đã tăng gần 20 bậc so với năm ngoái, lên vị trí 33 trên bảng xếp hạng năm nay. Tuy nhiên, xếp hạng trên vẫn khiến Hà Nội nằm ở nhóm cuối những tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh “Khá” và kém nhiều thành phố lớn khác như Hải Phòng, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, TP HCM.
Các chuyên gia nhận định năng lực cạnh tranh của Hà Nội giảm vì sáp nhập Hà Tây.
“Tôi biết rằng chính quyền Hà Nội chưa hài lòng với kết quả này”, ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế VCCI nhận định. Năm 2013, chỉ số PCI của Hà Nội đạt gần 58 điểm. Trong 10 chỉ số thành phần, có 7 điểm cải thiện so với năm trước như tính minh bạch, chi phí thời gian, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động và đặc biệt là chỉ số tiếp cận đất đai vì năm ngoái Hà Nội đứng cuối bảng về chỉ tiêu này. Tuy nhiên các chỉ số như gia nhập thị trường, chi phí không chính thức lại giảm.
Trả lời VnExpress về nguyên nhân khiến Hà Nội chưa đạt thứ hạng cao trên bảng xếp hạng PCI, ông Edmund Malesky - thành viên nhóm nghiên cứu cho rằng việc sáp nhập với Hà Tây đã gây ra khó khăn cho Hà Nội.
Quy hoạch đất đai bị đình hoãn, sáp nhập các cơ quan hành chính sự nghiệp khiến nhiều thủ tục bị chậm trễ, nhà đầu tư bực mình, vị này cho biết.
Nguồn PCI
Trong khi đó, ông Đậu Anh Tuấn nhận định chỉ số năng lực cạnh tranh của Hà Nội thấp do sáp nhập Hà Tây là điều không bất ngờ. "Từ năm 2008 - 2011, sau khi Hà Nội và Hà Tây sáp nhập thì hầu như mọi hoạt động, trong đó có tiếp cận đất đai đình hoãn vì thành phố phải làm lại quy hoạch. Nếu quan sát PCI những năm đó, có thể thấy chỉ số tiếp cận đất đai thấp", vị này nói.
Ông Malesky cũng phản ánh Hà Nội sau khi sáp nhập rất khó kiềm chế các chi phí bôi trơn chính thức, cải cách thể chế cũng gặp nhiều trở ngại khi các cơ quan, ban ngành cần thời gian chấn chỉnh lại.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh Hà Nội có thể dễ dàng giải quyết các vấn đề trên, chỉ cần sự nỗ lực của chính quyền. Năm 2012, sau khi Hà Nội rớt xuống vị trí 51 trên 63 tỉnh thành, lãnh đạo Hà Nội không giấu khỏi sự thấy vọng và ngay lập tức đã có nhiều biện pháp chấn chỉnh như ban hành chỉ thị về nâng cao năng lực cạnh tranh, tổ chức các Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp…
Làm việc với UBND Hà Nội nhiều lần, ông Đậu Anh Tuấn nhận xét Hà Nội đã có sự chỉnh đốn nội bộ mạnh mẽ khi chọn năm 2013 là năm kỷ cương hành chính. "Nhóm nghiên cứu của VCCI cũng phải thừa nhận rằng chính quyền Hà Nội có rất nhiều chính sách để cải thiện môi trường kinh doanh", vị này nói.
Để tiếp tục thăng hạng ở những năm sau, ông Malesky khuyến nghị Hà Nội nên cập nhật các văn bản chính sách lên mạng để cộng đồng doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng, nhanh hơn. Quy hoạch thành phố cũng cần giải quyết sớm. Đại diện VCCI cũng cho biết thêm, ngay ngày mai, nhóm nghiên cứu PCI sẽ có buổi gặp với UBND thành phố Hà Nội để phân tích và tìm giải pháp tiếp tục nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh.
Từ ngày 1/8/2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây cùng huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được nhập về Hà Nội. Từ diện tích gần 1.000 km² và dân số khoảng 3,4 triệu người, Hà Nội sau khi mở rộng có diện tích gần 3.325 km² và dân số trên 6,2 triệu người với 29 đơn vị hành chính (bao gồm 10 quận, 19 huyện, 1 thị xã). |
Theo VNE