Có thể nói,inter miami đấu với houston dynamo chính phủ và nhân dân Trung Hoa đã phải nỗ lực rất lớn trong suốt một chặng đường dài với cả những thành công lẫn thất bại để đạt được một vị thế vững vàng như hiện nay. Sau khi tiếp quản ghế thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) từ Chính phủ Quốc dân đảng, Bắc Kinh đã phát huy một cách hiệu quả vị trí của mình trên bản đồ địa chính trị thế giới. Trong các vấn đề quốc tế lớn, Trung Quốc luôn thể hiện một lập trường nhất quán, khẳng định được quan điểm độc lập của mình. Gần đây nhất là vấn đề Syria, với quan điểm đối thoại, hòa giải dân tộc là giải pháp tối ưu nhất để chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài 18 tháng tại quốc gia Trung Đông nay, Trung Quốc đã hai lần bác bỏ nghị quyết yêu cầu lên án chính quyền của Tổng thống Bashar Al Assad. Hành động đó của Bắc Kinh đã góp phần ngăn chặn ý đồ của các quốc gia phương Tây tìm cách can thiệp quân sự vào quốc gia này để lật đổ chính quyền đương nhiệm. Điểm lại hàng loạt tiến trình đàm phán đa phương nhằm giải quyết các cuộc tranh chấp lớn quốc tế, hầu hết đều có sự tham gia của Trung Quốc như cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran và vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên. Đặc biệt, trong đàm phán về vấn đề hạt nhân Triều Tiên, Trung Quốc được đánh giá là quốc gia có vai trò chủ chốt trong việc điều phối và tổ chức tiến trình thương lượng này. Ngoài diễn đàn đa phương Liên hợp quốc, với tư cách là một cường quốc ở châu Á, Trung Quốc cũng nắm giữ vai trò quan trọng trong các tổ chức khu vực như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, ASEAN+3, Diễn đàn kinh tế châu Á-Thái Bình Dương. Tại các diễn dàn này, Bắc Kinh luôn nỗ lực chứng tỏ vai trò không thể thiếu của mình trong việc thúc đẩy sự hội nhập và hợp tác. Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế là yếu tố quan trọng đưa Trung Quốc gia nhập câu lạc bộ các nền kinh tế lớn. Trong gần 10 năm liên tục với mức tăng trưởng ấn tượng, từ một nền kinh tế lạc hậu Trung Quốc đã vọt lên vị trí là nền kinh tế thứ hai thế giới. Được mệnh danh là quốc gia xuất khẩu hàng đầu, hàng hóa Trung Quốc với mức giá vô cùng cạnh tranh đã tràn ngập các thị trường tiêu dùng toàn cầu, trở thành động lực chính cho sự phát triển kinh tế của quốc gia này. Hoạt động sản xuất tăng trưởng mạnh mẽ đã góp phần làm bùng nổ quá trình đô thị hóa tại Trung Quốc. Hàng loạt đô thị tầm cỡ xuất hiện như Thâm Quyến, Trùng Khánh, Thượng Hải... trở thành các trung tâm thương mại lớn không chỉ của Trung Quốc mà còn là của châu lục và thế giới. Trung Quốc giờ đây còn là chủ nợ của nhiều nền kinh tế lớn thế giới như Mỹ, châu Âu. Chính vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi cả Mỹ và châu Âu đều tìm cách lôi kéo Bắc Kinh tham gia vào nỗ lực giải quyết các cuộc khủng hoảng nợ công đang hoành hành hai nền kinh tế này. Cùng với kinh tế, Trung Quốc ghi dấu ấn trong sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ. Quốc gia này đã chế tạo được vệ tinh, tàu sân bay cùng hàng loạt thiết bị hiện đại khác, được đánh giá là một trong những quốc gia có nền khoa học công nghệ tiên tiến. Sự phát triển kinh tế, khoa học là một yếu tố quan trọng đưa quốc gia này trở thành một cường quốc quân sự. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích ấn tượng, Trung Quốc cũng đang đối mặt với nhiều thách thức lớn trong đó quan trọng nhất là kinh tế. Nền kinh tế phát triển dựa vào xuất khẩu của Trung Quốc đang trong qua cú sốc lớn khi các thị trường tiêu dùng lớn trên toàn cầu như Mỹ, châu Âu, đồng loạt sụt giảm do suy thoái kinh tế. Hiệu ứng dây chuyền xuất hiện khi kinh tế giảm tăng trưởng đã tác động đến kinh tế trong nước. Thị trường bất động sản phát triển bùng nổ trong thời kỳ kinh tế phát triển giờ đây đang đe dọa bị nổ tung. Nhiều đô thị mới xuất hiện đã bị liệt vào diện "thành phố ma" do hàng loạt công trình xây dựng mọc lên nhưng không có bóng người. Nền kinh tế Trung Quốc sau nhiều năm đạt mức tăng trường mạnh đang đối mặt với nguy cơ hạ cánh cứng. Mặc dù vẫn còn tồn tại thách thức song với những gì đã thể hiện trong quá khứ, có thể dự đoán rằng đất nước Trung Quốc sẽ vượt qua, để tiếp tục giữ vững vị thế của một trong những cường quốc trên thế giới. Không thể phủ nhận rằng với những thành tựu ấn tượng của mình, Trung Quốc đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển của châu Á-Thái Bình Dương, châu lục được đánh giá phát triển năng động nhất thế giới. Cẩm Thi |