您现在的位置是:Thể thao >>正文
【kashima đấu với tokyo】Phim đề tài lịch sử, chuyển thể văn học còn gặp nhiều thách thức
Thể thao8227人已围观
简介VHO - Giải pháp nào để từ “mảnh đất màu mỡ” là những tác phẩm văn học sẽ có những bộ phim hay? Làm t ...
VHO - Giải pháp nào để từ “mảnh đất màu mỡ” là những tác phẩm văn học sẽ có những bộ phim hay?đềtàilịchsửchuyểnthểvănhọccòngặpnhiềutháchthứkashima đấu với tokyo Làm thế nào để những tác phẩm khai thác đề tài lịch sử thu hút người xem và cũng không còn khiến các nhà làm phim lúng túng, chần chừ, xem đó như một bài toán khó?...
Nhiều vấn đề được đặt ra và thảo luận tại Hội thảo “Phát triển sản xuất phim khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học” diễn ra sáng 9.11 tại Hà Nội, trong khuôn khổ LHP quốc tế Hà Nội lần VII (HANIFF VII).
Hội thảo có sự tham gia của các nhà quản lý, nghệ sĩ, các nhà làm phim, nhà hoạt động điện ảnh trong nước và quốc tế…
Thứ trưởng Tạ Quang Đông, Trưởng BCĐ HANIFF VII cho biết, Hội thảo là hoạt động điểm nhấn tại LHP, nơi các diễn giả, khách mời cùng thảo luận những vấn đề đặt ra khi chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh; những nhận thức phù hợp khi làm phim khai thác đề tài lịch sử, đối với chính sử, huyền sử và dã sử; vấn đề nâng tầm và phát triển phim về đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học, kinh nghiệm quốc tế.
Theo Thứ trưởng, Luật Điện ảnh năm 2022 với nhiều quy định cởi mở nhằm phát triển thị trường điện ảnh trong các lĩnh vực sản xuất, phát hành, phổ biến phim.
Việc quy định mở rộng đề tài, thể loại phim và thực hiện việc đặt hàng sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước (không qua đấu thầu) tạo thuận lợi cho việc sáng tạo tác phẩm điện ảnh, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước, quảng bá truyền thống dân tộc, hình ảnh đất nước, con người và bản sắc văn hóa Việt Nam.
Khơi dậy tiềm năng sáng tạo của nghệ sĩ và doanh nghiệp sản xuất phim để sản xuất ra những bộ phim Việt Nam mang tính nhân văn, sáng tạo, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; góp phần xây dựng nhân cách con người văn minh, hiện đại, làm chủ đất nước; góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ tác phẩm nghệ thuật điện ảnh ngày càng cao của nhân dân.
Đồng thời, góp phần tạo ra sự bình đẳng, công bằng giữa các doanh nghiệp sản xuất phim, đảm bảo bản quyền tác giả của các thành phần sáng tạo trong sản xuất phim; tạo điều kiện thuận lợi để ngành điện ảnh thực hiện nhiệm vụ quảng bá truyền thống lịch sử, hình ảnh đất nước, con người và bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới, tăng cường hội nhập quốc tế trong lĩnh vực điện ảnh.
Thứ trưởng nhấn mạnh: “Trong xu thế sáng tác của điện ảnh quốc tế và Việt Nam, có thể thấy, không chỉ điện ảnh Việt Nam, mà điện ảnh thế giới cũng luôn xem các tác phẩm văn học như một “mảnh đất màu mỡ” để khai thác. Một thống kê cho thấy cứ năm tác phẩm điện ảnh thì có một bộ phim chuyển thể từ tác phẩm văn học”.
Tại Việt Nam, số lượng phim truyện sản xuất một năm là 40 phim, ở mức trung bình nhưng tiềm năng phát triển sản xuất phim rất phong phú, dòng phim chuyển thể từ tác phẩm văn học có thể kể đến như: phim Chị Tư Hậu (từ truyện ngắn Một chuyện chép ở bệnh viện của Bùi Đức Ái); phim Con chim vành khuyên (từ truyện ngắn Câu chuyện một bài ca).
Hay phim Mẹ vắng nhà (từ truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Thi); phim Bến không chồng (từ tác phẩm của nhà văn Dương Hướng); phim Trăng nơi đáy giếng (từ tác phẩm văn học của Trần Thuỳ Mai), Mê Thảo- thời vang bóng (từ truyện Chùa Đàn của Nguyễn Tuân), Đừng đốt (dựa trên cuốn nhật ký của Liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm)…
Những tác phẩm trên là ví dụ về việc chuyển thể từ tác phẩm văn học thành công, thể hiện sự sáng tạo trong việc chuyển từ văn học sang ngôn ngữ điện ảnh.
Đối với đề tài lịch sử, theo Thứ trưởng Tạ Quang Đông, điện ảnh cách mạng Việt Nam đã để lại những tác phẩm như: Sao tháng 8; Hà Nội mùa đông năm 46; Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông…, điện ảnh đương đại cũng có nhiều tác phẩm thành công như Long Thành cầm giả ca; Những người viết huyền thoại; Mùi cỏ cháy; Đào phở và piano…
“Tuy nhiên, điện ảnh Việt Nam còn thiếu tác phẩm điện ảnh hay về đề tài lịch sử, đó cũng là lý do làm cho nhiều người Việt hôm nay, nhất là giới trẻ, tìm đến phim về đề tài lịch sử (bao gồm phim dã sử, cổ trang) của nước ngoài hơn là phim về đề tài lịch sử của Việt Nam.
Bởi thực tế, chính những bộ phim công phu, hấp dẫn được xây dựng từ chất liệu lịch sử của các nền điện ảnh nổi tiếng thế giới đã thu hút, kích thích người xem quan tâm, tìm hiểu lịch sử của những quốc gia này”, lãnh đạo Bộ VHTTDL trăn trở.
Thứ trưởng Tạ Quang Đông cũng mong muốn qua hội thảo, những nội dung trao đổi sẽ là những kinh nghiệm hữu ích cho người làm phim trong nước và quốc tế, từ đó giúp ngành điện ảnh có những nhận thức mới, học tập kinh nghiệm của điện ảnh các nước trong làm phim về đề tài lịch sử, chuyển thể từ tác phẩm văn học, góp phần phát triển công nghiệp điện ảnh trở thành mũi nhọn.
Các chủ đề thiết thực đã được các diễn giả, nhà quản lý, nhà làm phim… cùng trao đổi như: Làm phim đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học, những thách thức và cơ hội; Kinh nghiệm của điện ảnh các nước và các giải pháp về chính sách để phát triển dòng phim có đề tài này…
Điều hành hội thảo, bà Đinh Thị Thanh Hương, Chủ tịch Điều hành Hội đồng Quản trị Galaxy Studio chia sẻ, chưa bao giờ phim Việt Nam chiếm tỉ lệ đến 50% thị trường điện ảnh trong nước. Nền điện ảnh Việt Nam cũng là nền điện ảnh có sự phục hồi, phát triển mạnh mẽ sau đại dịch Covid- 19 ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.
“Nhiều khảo sát cho thấy nhiều phim đề tài chuyển thể từ tác phẩm văn học, phim đề tài lịch sử rất được khán giả quan tâm. Tuy nhiên, đối với nhà làm phim Việt, đây vẫn là những mảng đề tài còn gặp nhiều khó khăn, thách thức…”, bà Đinh Thị Thanh Hương nhấn mạnh.
Các nhà làm phim, đạo diễn cũng đã chia sẻ về những thách thức từ thực tế đối với người làm phim đề tài lịch sử, chuyển thể từ tác phẩm văn học.
Đạo diễn Charlie Nguyễn chia sẻ, nhiều nhà làm phim vẫn luôn "ôm ấp" những dự án phim chuyển thể, phim về đề tài lịch sử. Thực tế cho thấy đây là những đề tài hay, hấp dẫn, thế nhưng ngay khái niệm như thế nào là phim chuyển thể, khai thác như thế nào từ các sự kiện lịch sử để đưa vào phim cũng chưa rõ. Điều đó làm cho nhà làm phim có nỗi sợ mơ hồ.
“Công chúng xem phim điện ảnh về lịch sử nhưng dường như nhiều người lại nghĩ đó là phim tài liệu, những sáng tạo đều bị “soi xét”. Điều đó thực sự đã bó tay, bó chân nhà làm phim. Bởi chắc chắn một điều, điện ảnh chỉ thuần phản ánh sự kiện lịch sử sẽ không có cảm xúc, thậm chí khô khan.
Trong một tác phẩm điện ảnh khai thác đề tài này luôn có 2 sự thật, đó là sự thật thực tế, sự thật lịch sử và bên cạnh đó còn có sự thật về tinh thần, sự thật của cảm xúc, tâm lý gắn với nhân vật. Những sáng tạo để phim lịch sử không khô cứng là nhiệm vụ của nhà biên kịch, đạo diễn, họ cần phải đưa cảm xúc vào những chi tiết để kết nối với khán giả…”, Charlie Nguyễn nói.
Các đạo diễn, nhà sản xuất cũng chia sẻ những khó khăn trong việc đầu tư cho phim lịch sử, vừa tốn kém vừa mang tính rủi ro cao, là lý do khiến phim lịch sử thiếu vắng trong nền điện ảnh Việt Nam.
Các nhà làm phim, các đạo diễn cũng bày tỏ thẳng thắn về việc mong mỏi có được những chính sách hỗ trợ từ Nhà nước để phim về đề tài lịch sử, phim chuyển thể từ tác phẩm văn học có cơ hội phát triển. Theo đó, việc dự kiến tăng thuế VAT đối với sản phẩm văn hóa, thể thao đang là một trong những cản trở đối với sự phát triển của điện ảnh.
Nhà sản xuất Trinh Hoan (HKFilm) cho rằng, đề xuất tăng thuế lên 10%, với điện ảnh là điều không hợp lý. Làm phim về đề tài lịch sử vốn dĩ đã vô vàn khó khăn.
Khó đầu tiên là tạo dựng bối cảnh rất tốn kém. Khó thứ 2 là sự quan tâm của công chúng, làm sao để thu hút công chúng mà vẫn phải đảm bảo tính lịch sử, tính sáng tạo. Khó nữa là thuyết phục các nhà đầu tư là làm sao phải là vậy, thay vì phim lịch sử khó khăn, vì sao không làm phim đề tài hiện đại, đầu tư ít hơn nhưng lấy lại vốn…
"Nếu không có chính sách cởi mở, tạo điều kiện thì sẽ rất khó để có những bộ phim điện ảnh về đề tài lịch sử thu hút như các nền điện ảnh trên thế giới...", nhà sản xuất Trinh Hoan bộc bạch.
Về phim chuyển thể từ tác phẩm văn học, nhà văn Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam chia sẻ, có hai nền điện ảnh đã chuyển thể văn học sang điện ảnh vô cùng thành công là Trung Quốc và Mỹ. Gần đây, phim Việt cũng có nhiều tác phẩm thành công như vậy.
Tuy nhiên, phải thẳng thắn là điện ảnh vẫn còn rất nhiều thách thức khi làm phim chuyển thể. Thách thức đến từ chính tác phẩm văn học, từ người xem, từ chính người làm phim và nhà quản lý. Có nhiều điều tạo rào cản.
“Hơn ai hết, các nhà làm phim rất rõ, đôi khi chính họ lại tôn trọng quá, hoặc sợ hãi quá mơ hồ với đề tài lịch sử và tác phẩm chuyển thể văn học. Chính sự sợ hãi, ngại ngần đó đã khiến các nhà làm phim lúng túng và tự ngăn cản mình…”, nhà văn Nguyễn Quang Thiều nhìn nhận.
Tags:
相关文章
Chung cư mini sai phạm: Không thể làm ngơ trước những cảnh báo từ sớm
Thể thaoVụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ (Thanh Xuân, Hà Nội) vừa qua là hồi chu ...
【Thể thao】
阅读更多Đồng Nai: Kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo 389
Thể thaoĐồng Nai: Ông Nguyễn Văn Phúc giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Đồng Nai: Bóc gỡ ổ nhóm chu ...
【Thể thao】
阅读更多Dóc tổ đáng yêu
Thể thaoSinh thời, GS Sử học Trần Quốc Vượng từng khẳng định, Quảng Nam là một trong những cái nôi của chữ q ...
【Thể thao】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Casa Pia vs Famalicao, 01h00 ngày 6/1: Nối dài mạch thắng
- Bộ Y tế hỗ trợ Công ty Samsung Display Việt Nam chống dịch Covid
- Buôn lậu đường cát cuối năm: “trăm phương ngàn kế” tràn vào Việt Nam
- Hà Tĩnh: Bắt xe tải vận chuyển hơn 1.600 chai rượu ngoại không rõ nguồn gốc
- Khai giảng khoá bồi dưỡng “Kỹ năng quay và dựng phim cho báo điện tử”
- 2 ngày đầu năm: Gần 100 vụ tai nạn giao thông, phạt vi phạm 13,5 tỷ đồng
最新文章
-
Tạm giữ nam thanh niên ở Quảng Trị nghi hiếp dâm bé gái 5 tuổi
-
Tập trung kiểm soát thị trường để ngăn chặn đường nhập lậu
-
TPHCM bắt đầu hứng đợt mưa lớn diện rộng, liên tiếp vào chiều tan tầm
-
Bình Dương: Triệt phá đường dây làm bằng giả, thu giữ trên 5.800 con dấu giả
-
Hải quan Lạng Sơn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao năng lực thông quan hàng hóa
-
Hội thi trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hoá
友情链接
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc
- Kêu gọi doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản hợp tác, đầu tư tại Việt Nam
- GDP khó đạt mục tiêu: Áp lực để tái cơ cấu giai đoạn 2
- Tổng thống Pháp Francois Hollande bắt đầu chuyến thăm Việt Nam
- Chờ thêm những cây cầu trên sông Hồng
- Thường vụ Quốc hội thảo luận về định mức, phân bổ chi thường xuyên
- Thường vụ Quốc hội thảo luận về định mức, phân bổ chi thường xuyên
- Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 24/7: Xuất khẩu gạo lạc quan nhờ hưởng lợi từ EVFTA
- Thủ tướng gặp gỡ Trưởng đại diện các tổ chức Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam
- USAID hỗ trợ Việt Nam thực hiện các cam kết thương mại tự do