【kết quả ngoại hạnh anh】Đầu tư nước ngoài trong các dự án điện năng lượng tái tạo sẽ mang lại lợi ích tổng thể
Tín hiệu tích cực
TheĐầutưnướcngoàitrongcácdựánđiệnnănglượngtáitạosẽmanglạilợiíchtổngthểkết quả ngoại hạnh anho Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo- Bộ Công Thương, tính đến hết ngày 11/5/2020, đã có 92 dự án hoặc một phần dự án điện mặt trời (ĐMT) và 10 dự án hoặc một phần dự án điện gió với tổng công suất gần 6.000 MW đã vận hành thương mại. Một số dự án điện gió, điện mặt trời đã được các nhà đầu tư Việt Nam chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án dưới hình thức liên doanh, chuyển nhượng cổ phần... cho các nhà đầu tư nước ngoài đến từ Thái Lan, Philippines, Trung Quốc, Singapore, Ả rập Xê Út....
Việc các nhà đầu tư nước ngoài thông qua các nhà đầu tư trong nước để tham gia các dự án đầu tư là tín hiệu tốt trong việc thu hút đầu tư đối với ngành điện |
Bộ Công Thương thấy rằng việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư là hoạt động bình thường trong cơ chế thị trường và được quy định trong Luật Đầu tư. Quy định của pháp luật cho phép chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư thuộc ngành nghề có điều kiện. Theo quy định hiện nay, việc chuyển nhượng dự án, thay đổi cổ đông... do Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Bộ Kế hoạch và Đầu tư thụ lý giải quyết tùy theo quy mô dự án.
Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, thông thường đối với các dự án điện than, điện khí đầu tư theo hình thức BOT, hay các dự án điện khí đang đề nghị đầu tư thường yêu cầu có bảo lãnh Chính phủ trong triển khai dự án. Tuy nhiên, hiện nay các dự án điện mặt trời, điện gió triển khai đầu tư hoàn toàn không có bảo lãnh Chính phủ. Trong bối cảnh hiện nay, việc các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển nguồn điện mà không cần bảo lãnh Chính phủ là điểm tích cực trong thu hút đầu tư vào ngành điện.
Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài thường có kinh nghiệm và năng lực tốt hơn trong đầu tư, quản lý vận hành nhà máy. Sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trong các dự án điện sẽ mang lại lợi ích tổng thể tốt hơn cho nhà đầu tư và xã hội.
Theo đó, Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 (Quyết định số 11) và Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời cũng hướng tới các mục tiêu đó. Nhà đầu tư nước ngoài được phép tham gia đầu tư điện mặt trời theo các quy định tại các Quyết định số 11, 13 và tuân thủ pháp luật về đầu tư, đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Cơ chế giá FIT là công cụ hữu hiệu
Đối với nội dung liên quan đến giá bán điện cố định (FIT) của các dự án điện mặt trời của Việt Nam, có ý kiến cho rằng giá bán điện mặt trời của Việt Nam quá cao. Liên quan đến vấn đề này, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo nêu cụ thể, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài chỉ đầu tư khi các dự án mang lại hiệu quả, lợi ích cho họ vì vậy giá điện phải được thiết kế để đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư thì mới hy vọng thu hút được đầu tư.
Giá bán FIT của các dự án điện mặt trời vừa qua nếu nói là hấp dẫn sẽ chuẩn xác hơn là giá cao. “Chúng ta đều biết giá dự án điện mặt trời trong thời gian 10 năm gần đây do tiến bộ của khoa học công nghệ đã giảm rất nhanh. Vào năm 2016 chúng ta bắt đầu xây dựng cơ chế giá FIT và đến 2017 giá FIT (9,35 USC/kWh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 11. Vào thời điểm đó giá FIT 9,35 USC/kWh là hợp lý. Tuy nhiên, sau một năm do những biến động của thị trường năng lượng điện mặt trời, giá FIT trở nên hấp dẫn hơn và đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư”- Lãnh đạo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo chỉ ra.
Do lường trước được xu thế phát triển của điện mặt trời nên Quyết định số 11 cũng đã đưa ra thời hạn giá FIT chỉ có hiệu lực tới hết ngày 30/6/2019. Sau thời gian này, giá FIT đã giảm từ 9,35 cent/kWh xuống chỉ còn 7,09 cent/kWh (đối với các dự án điện mặt trời mặt đất).
Cũng theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, việc các nhà đầu tư nước ngoài thông qua các nhà đầu tư trong nước để tham gia các dự án đầu tư là tín hiệu tốt trong việc thu hút đầu tư đối với ngành điện. Các tập đoàn năng lượng lớn trên thế giới ít khi trực tiếp đi phát triển dự án để tránh, giảm các rủi ro, thời gian và chi phí ở giai đoạn phát triển dự án như đền bù giải phóng mặt bằng, xin phê duyệt của chính quyền, đối tác địa phương, trung ương. Các nhà đầu tư trong nước hiểu biết về luật pháp trong nước, cơ chế, chính sách, trình tự, thủ tục... tốt hơn nên thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Mặt khác, các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực tốt về vốn, công nghệ, kinh nghiệm đầu tư, vận hành nhà máy... Kết hợp giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho dự án và cho nhà đầu tư.
Trong giai đoạn trước đây, khi thị trường điện năng lượng tái tạo tại Việt Nam còn mới mẻ, chi phí phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo cao hơn so với các nguồn điện truyền thống, để thúc đẩy phát triển thị trường điện năng lượng tái tạo, Việt Nam áp dụng cơ chế hỗ trợ giá điện cố định (FIT) là công cụ chính sách phổ biến được sử dụng bởi hầu hết các nước trên thế giới. Thực tế đã chứng minh cơ chế giá FIT là công cụ hữu hiệu thúc đẩy phát triển nhanh nguồn điện năng lượng tái tạo, đặc biệt đối với những thị trường mới như Việt Nam, nhờ có những ưu điểm sau: Giá ưu đãi với thời gian dài hạn (20 năm) tạo tính minh bạch trong đánh giá tính khả thi và huy động nguồn vốn cho dự án; cam kết của chính phủ về ưu tiên huy động điện phát từ nguồn năng lượng tái tạo; rút ngắn thời gian đàm phán hợp đồng mua bán điện, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho nhà đầu tư.
Tại Việt Nam, thông qua chính sách FIT, hiện đã có khoảng gần 6.000 MW điện năng lượng tái tạo vào vận hành phát điện, đảm bảo cung cấp điện kịp thời cho nền kinh tế, giảm lượng điện chạy dầu giá cao và chuyển dịch năng lượng theo hướng phát triển bền vững, giảm phát thải khí nhà kính. Việc phát triển các dự án điện năng lượng tái tạo cũng đã góp phần phát triển ngành công nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị và dịch vụ về điện mặt trời; khai thác có hiệu quả các vùng đất khô cằn, hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp; thu hút được lượng vốn xã hội lớn đầu tư vào hạ tầng ngành điện.
Tuy nhiên, cơ chế FIT cũng có một số hạn chế như sau: Các dự án tập trung phát triển tại khu vực có tiềm năng tốt dẫn đến quá tải lưới điện tại một số khu vực, gia tăng cạnh tranh về đất đai; giá điện FIT khó có thể phản ánh sát và kịp thời sự thay đổi giá công nghệ của thị trường nên thường dẫn tới sự phát triển “nóng” ngoài mong muốn.
Trong giai đoạn tới, khi thị trường năng lượng tái tạo Việt Nam phát triển, công nghệ năng lượng tái tạo đã có những tiến bộ vượt bậc, chi phí công nghệ giảm mạnh, năng lượng tái tạo có thể cạnh tranh với nguồn năng lượng truyền thống, cần chuyển sang cơ chế mới để khắc phục các hạn chế nêu trên. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo Bộ Công Thương nghiên cứu, đề xuất áp dụng cơ chế đấu thầu cho phát triển nguồn năng lượng tái tạo thay thế cho cơ chế FIT.
下一篇:Cảnh báo lũ ở Bắc Bộ và Thanh Hoá do ảnh hưởng bão số 1
相关文章:
- Cuốn nhật ký bằng thơ kể lại cuộc đời nhiều biến động
- Học viên Học viện Chính trị khu vực II nghiên cứu thực tế tại tỉnh
- Mưu sinh ở nơi khắc nghiệt nhất thế giới
- Nhạc Trịnh trong lòng người ái mộ
- Lửa thiêu rụi quán nổi trên sông Trà Bồng
- Khoa học và công nghệ gắn chặt với đổi mới sáng tạo
- “Phát sốt” với trào lưu phim chuyển thể
- Hứa hẹn bất ngờ
- Cán bộ ngân hàng kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo 50 triệu đồng
- Cái đẹp giản dị
相关推荐:
- 'Năm qua, tôi đã làm gì...'
- Ngày thơ Việt Nam tại Hậu Giang: Sự gặp gỡ của những tâm hồn đồng điệu
- Nhìn. Hỏi. Rồi, nhảy đi !
- Thí sinh có tổng điểm xét tốt nghiệp THPT cao nhất tại tỉnh đạt 36,08 điểm
- Vụ chuyến bay giải cứu: Ông Nguyễn Anh Tuấn khai chạy án vì thương người
- Giải pháp nâng cao niềm tin và sự hài lòng của người dân
- Buổi sinh hoạt tài tử đúng nghĩa
- Xây dựng đời sống văn hóa: Lấy chất lượng làm nền tảng
- Nhận định, soi kèo Barbastro vs Barca, 01h00 ngày 5/1: Khách thắng nhẹ
- Triệu chứng và cách phòng bệnh bạch hầu ra sao ?
- Ứng dụng AI cho cuộc sống thân thiện với môi trường
- Kiểm tra ma tuý tài xế vụ tai nạn khiến 3 người CLB HAGL tử vong
- Đề xuất bỏ quy định xin giấy xác nhận ‘người dân tộc’ khi thi bằng lái xe
- Agribank tặng thưởng 1 tỷ đồng cho Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam
- Truy tìm nhóm thanh niên tông ngã cả gia đình, dọa đánh nạn nhân
- Nigeria: Giẫm đạp ngoài một cơ sở phân phát gạo, 22 người thiệt mạng
- Nam sinh lớp 9 ở Quảng Bình đuối nước khi thả lưới giữa mưa lũ
- FPT khai trương trung tâm xuất khẩu phần mềm lớn nhất Việt Nam
- Ngày 4/1: Giá cà phê, giá tiêu trong nước bất ngờ tăng vọt
- Kaspersky cảnh báo gia tăng nguy cơ tin tặc tấn công ngân hàng