【bảng xếp hạng giải a úc】Vận tải thủy nội địa: Cần lực đẩy để vươn khơi
Xung quanh vấn đề này, phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với TS. Trần Bảo Ngọc – Vụ trưởng Vụ Vận tải - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT).
PV: Xin ông cho biết về thực trạng tình hình GTVT đường thủy nội địa hiện nay?
- Ông Trần Bảo Ngọc: Việt Nam có mạng lưới sông ngòi tự nhiên dày đặc, phân bố dọc theo chiều dài đất nước, rất thuận lợi và là tiềm năng lớn cho phát triển vận tải thủy nội địa. Cả nước có hơn 3.500 sông, kênh (hơn 3.000 sông, kênh nội tỉnh và hơn 400 sông, kênh liên tỉnh), đa phần các sông chảy ra biển thông qua 124 cửa sông, với tổng chiều dài hơn 80.500 km, trong đó có khoảng 42.000 km sông, kênh có khả năng khai thác vận tải đường thủy. Hàng năm, vận tải thủy nội địa đảm nhiệm vận chuyển khoảng 18% về hàng hóa, 6,8% về hành khách trong tổng lượng vận tải của toàn ngành; tốc độ tăng trưởng trung bình từ 8 đến 12%/năm. Vận tải thủy nội địa có nhiều ưu việt, như: Giá cước vận tải thấp, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng.
Vận tải thủy nội địa ở nước ta tập trung chủ yếu ở phía Bắc và phía Nam; trong đó, khu vực Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long chiếm ưu thế mạnh. Tuy nhiên, loại hình vận tải này chưa phát huy được do cơ sở hạ tầng luồng tuyến đường thuỷ nội địa chủ yếu vẫn lợi dụng điều kiện tự nhiên, hạn chế lớn nhất là luồng tuyến không đồng cấp trên các tuyến vận tải chính: Bán kính cong, khoang thông thuyền của các cầu vượt sông, cống thủy lợi còn nhiều hạn chế, có nơi còn cản trở lớn cho hoạt động của phương tiện thủy.
Thêm vào đó, hoạt động vận tải thủy nội địa đã được xã hội hóa, tuy nhiên quy mô tổ chức điều hành còn manh mún, chưa tập trung do lực lượng phương tiện chủ yếu tư nhân và hộ gia đình nắm giữ, phương tiện thủy chở container, thiết bị xếp dỡ container tại các cảng thủy nội địa có nguồn vốn lớn chưa được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư. Khu vực phía Bắc không có cảng thủy nội địa xếp dỡ container do đó lượng hàng này chủ yếu là vận chuyển bằng đường bộ đến các khu công nghiệp và khu chế xuất. Người dân sống tại một số khu vực khó khăn chưa được đào tạo cơ bản kiến thức an toàn giao thông đường thủy, dẫn đến nguy cơ mất an toàn khi tham gia giao thông đường thủy.
|
PV: Để ưu tiên khuyến khích phát triển loại hình giao thông này, theo ông cần có những cơ chế, chính sách như thế nào?
- Ông Trần Bảo Ngọc:Theo tôi, cần có cơ chế chính sách cụ thể nhằm ưu tiên khuyến khích phát triển hạ tầng giao thông đường thủy nội địa trên các tuyến vận tải thủy chính, cũng như tuyến vận tải thủy kết nối với phương thức vận tải đường biển; đồng thời cũng phải có chính sách ưu đãi về thuế, phí,… để các doanh nghiệp vay vốn đầu tư đóng mới các phương tiện có trọng tải và công suất lớn, đặc biệt là phương tiện chở hàng container, cũng như cần có chính sách hỗ trợ trong công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa đối với khu vực kinh tế đặc biệt khó khăn, chính sách công nghệ thông tin trong vận tải và hoạt động dịch vụ logistics.
PV: Vậy, Bộ GTVT đã có những giải pháp cụ thể nào để thúc đẩy ngành Đường thủy nội địa phát triển xứng tầm với tiềm năng vốn có, thưa ông?
- Ông Trần Bảo Ngọc: Để phát huy hết lợi thế, tạo điều kiện khuyến khích, thúc đẩy phát triển, tăng thị phần vận tải thủy nội địa, giảm tải cho đường bộ, giảm thiểu tai nạn giao thông, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển loại hình vận tải này. Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển GTVT đường thủy nội địa trình Thủ tướng Chính phủ.
Xét đề nghị của Bộ GTVT, ngày 5/10/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 47/2015/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển GTVT đường thủy nội địa; trong đó có các nhóm cơ chế, chính sách gồm: Quản lý đầu tư phát triển, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; khuyến khích đầu tư phương tiện thủy nội địa; hỗ trợ hoạt động khai thác vận tải và dịch vụ vận tải thủy nội địa; hỗ trợ đào tạo người lái phương tiện thủy nội địa.
PV: Xin cảm ơn ông!
Trí Dũng
相关文章
Chính sách tiền tệ giúp sức xuất khẩu tăng tốc
Xuất khẩu cần tăng tốc bước sâu vào thị trường mới tiềm năng Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc ấn tượ2025-01-25Công ty con của Bamboo Capital bị cưỡng chế thuế, dừng làm thủ tục hải quan
Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư thuộc Cục Hải quan TPHCM vừa ra quyết định cưỡng2025-01-2562 thí sinh đỗ kỳ thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan năm 2023 khu vực miền Bắc
218 thí sinh tham gia thi chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan tại khu vực miền Bắc 697 thí sinh đăng k2025-01-25Hỗ trợ hơn 5.000 tấn gạo cứu đói cho 6 địa phương
Cụ thể, hỗ trợ tỉnh Sơn La 2.120 tấn gạo; tỉnh Hà Nam 574 tấn; tỉnh Đắk Lắk 886 tấn; tỉnh Ninh Bình2025-01-25Giải cứu 2 cô giáo bị sạt lở đất vùi lấp trên đường đi dạy về
Xem clip:Tối 29/9, thông tin với VietNamNet, ông Lê Hồng Thái – Ch&aa2025-01-25Ban hành qui định mới về chế độ nhuận bút
Ảnh: T.LNghị định này áp dụng đối với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, nhà báo, phóng viên, biên t2025-01-25
最新评论