【ket qua bóng đá hom nay】Đẩy mạnh cải cách hành chính, thúc đẩy kinh tế Thủ đô phát triển

时间:2025-01-09 10:54:27 来源:88Point

8

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh (thứ 2,ĐẩymạnhcảicáchhànhchínhthúcđẩykinhtếThủđôpháttriểket qua bóng đá hom nay bên trái) trực tiếp đi kiểm tra bộ phận một cửa của các đơn vị ở Khu liên cơ thành phố và Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội

Ngay từ đầu năm 2021, TP. Hà Nội đã ban hành Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước năm 2021 của thành phố. Kế hoạch được ban hành nhằm duy trì Chỉ số cải cách hành chính, cải thiện và nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công.

Thực hiện rà soát, đánh giá 382 thủ tục hành chính

Công tác cải cách hành chính của TP. Hà Nội tiếp tục được xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm nhằm thực hiện hiệu quả chủ đề công tác của thành phố: “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”. Đáng chú ý, trong quý I/2021, UBND thành phố đã đưa vào thực hiện rà soát, đánh giá 382 thủ tục hành chính (TTHC). Qua rà soát, đánh giá kết quả có 87 TTHC được đề xuất đơn giản hóa, đạt tỷ lệ 22,7%.

Đến nay, thành phố có 1.880 TTHC, số lượng hồ sơ tiếp nhận trên Cổng dịch vụ công thành phố đạt gần 400 nghìn hồ sơ, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt trên 90%. Thành phố đã tích hợp ứng dụng biên lai điện tử, dịch vụ bưu chính công ích trên hệ thống. Đồng thời, bảo đảm 100% TTHC của thành phố đều được thực hiện tại bộ phận “một cửa”; 100% các quyết định công bố TTHC sau khi ban hành đã được công khai theo quy định trên cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC, tại nơi tiếp nhận và giải quyết TTHC và các hình thức khác theo quy định. Bên cạnh đó, việc thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tiếp tục được các cơ quan, đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện…

Kết quả này cho thấy, thời gian qua Hà Nội luôn chú trọng, tích cực đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19. Theo đó, ngay từ đầu năm 2021,

TP. Hà Nội đã ban hành Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước năm 2021 của thành phố. Kế hoạch được ban hành nhằm duy trì Chỉ số cải cách hành chính, cải thiện và nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính của cơ quan nhà nước của TP. Hà Nội; tạo chuyển biến mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm, chất lượng và hiệu quả phục vụ doanh nghiệp (DN) và nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Thành phố đề ra một số chỉ tiêu cụ thể như: phấn đấu mức độ hài lòng của người dân, tổ chức và DN về giải quyết TTHC của thành phố đạt tối thiểu 85%; tối thiểu 99% số hồ sơ TTHC được trả kết quả giải quyết đúng hạn, trước hạn; phấn đấu 30% TTHC cung cấp mức độ 3 và 4 được tích hợp với cổng dịch vụ công quốc gia; đảm bảo 100% các cán bộ, công chức, viên chức tiếp dân, giải quyết hồ sơ công việc được bồi dưỡng về kỹ năng văn hóa giao tiếp, ứng xử, kỹ năng phối hợp làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết hồ sơ trực tuyến; đảm bảo từ 90% trở lên các kiến nghị sau thanh tra, kiểm toán về tài chính, ngân sách được tổ chức xử lý kịp thời theo yêu cầu của Bộ Tài chính và Kiểm toán Nhà nước…

Công khai, minh bạch thông tin cho người dân và doanh nghiệp

Tại cuộc họp giao ban về nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 5 và quý II/2021, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh đã yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện, thị xã tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, duy trì nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

Để đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu các đơn vị thuộc thành phố cần tiếp tục công khai, minh bạch hóa thông tin, cập nhật và hướng dẫn rõ ràng về quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành, các quyết định, chính sách, thủ tục hành chính,… cho công dân, DN trên website/trang thông tin điện tử của các đơn vị. Tiến tới, DN chỉ phải thực hiện những nội dung mà các đơn vị đã công khai.

Người đứng đầu thành phố yêu cầu các sở, ngành, đơn vị phải quán triệt nguyên tắc: Đối với một hồ sơ xử lý công việc, một vụ việc chỉ cần có ý kiến thỏa thuận, hướng dẫn bằng một văn bản để hạn chế số lần đi lại và thời gian giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân và DN. Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan tiếp nhận thông báo 1 lần bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân về toàn bộ nội dung cần sửa đổi, bổ sung đối với mỗi một bộ hồ sơ. Thông báo phải nêu rõ căn cứ, nội dung và thời hạn sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Cùng với đó, tiếp tục tổ chức triển khai nghị quyết của HĐND TP. Hà Nội về phát triển DN và khuyến khích chuyển đổi hộ kinh doanh thành DN; hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các khâu quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến tới công dân, các tổ chức, cá nhân.

Ngoài ra, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền quá trình triển khai, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, hoạt động về cải cách hành chính của thành phố, các cơ quan, đơn vị, địa phương…

Để tiếp tục duy trì chỉ số cải cách hành chính, Chỉ số PCI của Hà Nội nằm trong nhóm có thứ hạng cao so với cả nước, ông Chu Ngọc Anh yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện, thị xã tiếp tục duy trì và phát huy ở những lĩnh vực có kết quả tốt như: hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động. Đồng thời, các ban, ngành, địa phương triển khai ngay các biện pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế đối với những lĩnh vực có điểm số và xếp hạng thấp.

Sở Tài chính Hà Nội đứng đầu về chỉ số cải cách hành chính

Hà Nội đã phê duyệt và công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 của các sở và cơ quan tương đương sở, UBND các quận, huyện, thị xã thuộc TP. Hà Nội. Theo kết quả tổng hợp, Sở Tài chính với 92,76 điểm đứng đầu chỉ số cải cách hành chính 22 sở của TP. Hà Nội, tiếp theo là Sở Nội vụ 91,85 điểm, Sở Tư pháp 90,40 điểm… Quận Cầu Giấy với số điểm 94,22 dẫn đầu về chỉ số cải cách hành chính của 30 quận, huyện, thị xã năm 2020, tiếp theo là quận Long Biên với 93,11 điểm, Đống Đa 93,04 điểm, Hoàn Kiếm 9288 điểm…

Khánh Linh

推荐内容