当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【ty le bóng da】Giảm giá VND để hỗ trợ xuất khẩu: Dư địa không nhiều

【ty le bóng da】Giảm giá VND để hỗ trợ xuất khẩu: Dư địa không nhiều

2025-01-10 01:01:43 [La liga] 来源:88Point

ty

Dư địa để giảm giá tiền đồng hỗ trợ xuất khẩu không nhiều.

Thay vì việc kiểm soát mức phá giá VND,ảmgiáVNDđểhỗtrợxuấtkhẩuDưđịakhôngnhiềty le bóng da thì Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ nghiêng nhiều hơn tới mục tiêu giảm giá VND để hỗ trợ cho xuất khẩu; tuy nhiên, dư địa để thực hiện điều này cũng không nhiều.

VND là đồng tiền hiếm hoi ổn định

Trong khi các đồng tiền chủ chốt đều biến động mạnh so với USD, VND trở thành một trong những đồng tiền hiếm hoi có tỷ giá ổn định. Từ đầu năm đến nay, VND có một lần tạo sóng từ cuối tháng 4 đến hết tháng 5, nhưng mức tỷ giá mua vào của các ngân hàng ở đỉnh sóng cũng chỉ tăng 0,84% so với cuối năm 2018, ở mức 23.360 đồng/USD, sau đó nhanh chóng hạ nhiệt. Ngay cả khi áp lực rất lớn và đột ngột đến từ tỷ giá USD/CNY vượt qua ngưỡng 7 CNY/USD và CNY liên tục giảm giá, mức giảm lên tới gần 4% chỉ trong tháng 8/2019 thì VND vẫn đi ngang, thậm chí còn giảm.

bieu

Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng, tỷ giá USD/VND nhìn chung đi ngang từ đầu năm đến nay. Theo thống kê của KBSV, tính đến ngày 30/9/2019, tỷ giá trung tâm tăng 1,47% và tỷ giá liên ngân hàng tăng nhẹ 0,12% so với cuối năm ngoái, trong khi tỷ giá trên thị trường tự do giảm 0,13%.

Tuy nhiên, trong quý III, đồng VND tăng giá tương đối so với rổ tiền tệ tham chiếu, được phản ánh thông qua đường tỷ giá danh nghĩa (NEER) và tỷ giá thực (REER) tăng giá mạnh, với mức tăng gần 3% so với cuối tháng 6. Lý giải về điều này, bà Thái Thị Việt Trinh - Chuyên gia Phân tích vĩ mô của KBSV cho rằng, nguyên nhân trực tiếp là do đồng USD (thông qua chỉ số DXY) tăng giá mạnh và đa số các đồng tiền trong rổ tiền tệ tham chiếu giảm giá mạnh (đặc biệt là CNY), trong khi VND chỉ tăng nhẹ so với USD.

Theo nguyên tắc, việc tăng giá của VND so với rổ tiền tệ gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có một số biện pháp nhằm giảm áp lực tăng giá của VND, tuy nhiên hiệu quả chưa đạt như kỳ vọng. Cụ thể, cơ quan này đã chủ động điều chỉnh tăng giá tỷ giá trung tâm khá mạnh, đặc biệt là giai đoạn tháng 8 và tháng 9. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện mua vào ngoại tệ từ tháng 8 với tổng giá trị hơn 2 tỷ USD.

Theo bà Thái Thị Việt Trinh, biến động của tỷ giá liên ngân hàng và tỷ giá thị trường tự do cho thấy tâm lý kỳ vọng phá giá của thị trường chưa lớn, nhờ sự hỗ trợ của nguồn cung ngoại tệ dồi dào.

Tuy nhiên, từ nay tới cuối năm, thị trường vẫn có thể xuất hiện một số yếu tố hỗ trợ cho VND giảm giá. Theo đó, chuyên gia của KBSV nhận định, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục là yếu tố rủi ro lớn nhất trong ngắn hạn. “Tôi duy trì quan điểm về kịch bản chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ khó đạt được bước tiến đáng kể trong năm nay. Mức thuế quan hiện tại, bao gồm áp thuế 25% lên 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và 15% vào 125 tỷ USD hàng hóa bổ sung sẽ vẫn được duy trì. Lịch sử cho thấy các giai đoạn căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang, CNY còn xu hướng giảm, trong khi USD mạnh lên tương đối, tạo áp lực kép lên VND theo chiều hướng giảm” – Bà Trinh cho biết.

Bên cạnh đó, số liệu vĩ mô kinh tế Mỹ vẫn duy trì khả quan hơn các quốc gia phát triển khác cũng là yếu tố ủng hộ xu hướng mạnh lên của đồng USD. Mặc dù Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã có những động thái ôn hòa hơn, tuy nhiên tác động lên tỷ giá là không đáng kể, trừ khi cơ quan này mạnh tay cắt giảm thêm 50 điểm lãi suất cơ bản trong các cuộc họp cuối năm.

Tiền Đồng khó giảm mạnh

Các chuyên gia cho rằng, những tháng cuối năm, tỷ giá sẽ vẫn duy trì sự ổn định vì có nhiều yếu tố hỗ trợ. Đồng VND sẽ khó giảm mạnh và tỷ giá còn có thể nhích tăng nhẹ.

Theo đó, nguồn cung ngoại tệ dồi dào là yếu tố nền tảng giúp tỷ giá USD/VND ổn định trong thời gian qua, được hỗ trợ tích cực bởi thặng dư cán cân vãng lai và cán cân tài chính. Trong năm 2019, cán cân vãng lai được dự báo vẫn duy trì thặng dư khoảng 1,5% GDP nhờ các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn tăng trưởng ổn định. Trong khi đó, lượng kiều hối thường tăng mạnh giai đoạn cuối năm nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm trước Tết Nguyên đán. Cán cân tài chính cũng được hỗ trợ bởi tăng trưởng ổn định của dòng vốn FDI giải ngân. Đặc biệt trong tháng 10, nguồn cung ngoại tệ sẽ được bổ sung khoảng 900 triệu USD nhờ thương vụ BIDV bán 15% vốn cho KEB Hana Bank.

Bà Thái Thị Việt Trinh còn cho biết thêm, dư địa cho các biện pháp của Ngân hàng Nhà nước tác động vào tỷ giá nhằm hỗ trợ xuất khẩu là không nhiều. Theo chuyên gia KBSV, có hai lý do dẫn đến nhận định này: Thứ nhất, rủi ro bị Mỹ cho vào danh sách thao túng tiền tệ sẽ khiến Ngân hàng Nhà nước phải thận trọng hơn trong các hoạt động mua tăng dự trữ ngoại hối; thứ hai, tỷ giá trung tâm hiện đã tăng tới 1,47%, gần tiến đến mức 2% đặt ra từ đầu năm.

“Việc tỷ giá trung tâm liên tục tăng mạnh nhưng không cho thấy được sự tác động rõ nét lên thị trường, cho thấy biện pháp định hướng từ Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa được phát huy hiệu quả như mong đợi” – bà Trinh nói./.

Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng, tỷ giá USD/VND nhìn chung đi ngang từ đầu năm đến nay. Theo thống kê của KBSV, tính đến ngày 30/9/2019, tỷ giá trung tâm tăng 1,47% và tỷ giá liên ngân hàng tăng nhẹ 0,12% so với cuối năm ngoái, trong khi tỷ giá trên thị trường tự do giảm 0,13%.

Hải Băng

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读