【kq gh hom nay】Ngành kế hoạch và đầu tư: Quyết liệt vượt khó khăn, chủ động định tương lai
Đồng thời xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội cho năm 2021,ànhkếhoạchvàđầutưQuyếtliệtvượtkhókhănchủđộngđịnhtươkq gh hom nay cũng như cho cả giai đoạn 2021 - 2025.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng yêu cầu toàn ngành, cũng như các địa phương phải quyết liệt vào cuộc, đeo bám từng công trình, dự án. Ảnh: Đức Thanh |
Vừa trở về từ chuyến công tác tới hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã cấp tốc tổ chức hội nghị trực tuyến giữa ngành kế hoạch và đầu tưvới lãnh đạo các địa phương, để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy vốn đầu tư toàn xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
“Đây là thời điểm quan trọng, khi chúng ta phải đồng thời thực hiện rất nhiều nhiệm vụ, không được chậm trễ. Phải làm sao để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đạt mức cao nhất có thể các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, cũng như của Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020, tạo đà cho năm 2021 và các năm tiếp theo”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Tình hình đã khó khăn, nay càng khó khăn hơn, khi Covid-19 đang quay trở lại và bùng phát ở Đà Nẵng. Chính vì vậy, vị Tư lệnh ngành kế hoạch và đầu tư đã nhấn mạnh, toàn ngành phải tập trung cao độ để nghiên cứu, tham mưu những chính sách đủ mạnh để giải tỏa điểm nghẽn, thu hút đầu tư, khai phóng nguồn lực, vừa tháo gỡ khó khăn cho giai đoạn trước mắt, để nhanh chóng hồi phục kinh tế, nhưng đồng thời cũng chủ động chuẩn bị kế sách cho giai đoạn phát triển hậu Covid-19, khi kinh tế thế giới được cấu trúc lại.
Khó khăn nối tiếp khó khăn
Đang căng mình chống Covid-19 vừa quay trở lại, nên lãnh đạo tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Đà Nẵng đã xin phép không tham gia Hội nghị giao ban trực tuyến ngành kế hoạch và đầu tư năm 2020, được tổ chức ngày hôm qua (28/7). Dù không có bất cứ tiếng nói nào của thành phố này tại Hội nghị, nhưng tất cả đều hiểu rằng, tình hình đang khó khăn như thế nào.
Trong 6 tháng đầu năm, chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, kinh tế Đà Nẵng - vốn phụ thuộc khá lớn vào dịch vụ, du lịch, đã tăng trưởng âm 3,61%. Nay, khi các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là phát triển du lịch chỉ vừa hồi phục trở lại, thì Covid-19 lại bất ngờ bùng phát một lần nữa. Đà Nẵng lần thứ hai phải thực hiện lệnh giãn cách xã hội. Điều đó cũng có nghĩa, kinh tế - xã hội Đà Nẵng sẽ tiếp tục gặp khó.
Đà Nẵng dù không lên tiếng, nhưng Thừa Thiên Huế - địa phương lân cận lại rất sốt ruột. Ông Phan Thiên Định, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khi phát biểu tại Hội nghị giao ban ngành kế hoạch và đầu tư đã nói rằng, ông rất lo lắng khi Thừa Thiên Huế nằm ở gần “tâm dịch” Đà Nẵng.
Dễ hiểu vì sao ông Định nói điều đó, bởi Thừa Thiên Huế là một địa phương phát triển cũng dựa nhiều vào ngành dịch vụ, du lịch.
Chưa thể trông vào sự hồi phục của ngành dịch vụ, du lịch, giống như nhiều địa phương trong cả nước, Thừa Thiên Huế đang nỗ lực thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Nhưng lũy kế đến nay, giải ngân tất cả các nguồn vốn mới đạt 35,7%, trong đó giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi mới đạt 12,7%.
Trong khi đó, tỉnh Đồng Nai dù đạt tốc độ tăng trưởng GRDP 5,8% trong 6 tháng đầu năm - mức tăng trưởng cao nếu so với tốc độ tăng trưởng 1,81% của cả nước, nhưng lại chậm trễ trong giải ngân vốn đầu tư công.
Cụ thể, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, giải ngân vốn đầu tư công của Đồng Nai đến hết ngày 15/7/2020 đạt 22,9% kế hoạch đối với ngân sách tỉnh; 11,2% đối với ngân sách huyện. Khá hơn, giải ngân vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ các chương trình mục tiêu quốc gia đạt 48,42% kế hoạch.
Tuy nhiên, nhiệm vụ giải ngân đối với Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành thì Đồng Nai lại thực hiện rất chậm. Theo Nghị quyết của Quốc hội, việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với dự án này phải được tiến hành một lần và hoàn thành trước năm 2021. UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã cam kết giải ngân toàn bộ số vốn được giao trong năm 2020. Tuy nhiên, đến nay, mới có 1.827,4 tỷ đồng được giải ngân, đạt 10,04%.
Sốt ruột với tình trạng chậm trễ này, cách đây ít ngày, đích thân Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới Đồng Nai để “đốc thúc” giải ngân. Tỉnh này cũng đã cam kết thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt để giải ngân vốn kế hoạch năm 2020, nhưng tình hình rõ ràng là không dễ.
Nếu giải ngân vốn đầu tư công không đạt kế hoạch và tiếp tục chậm trễ như nửa đầu năm, kinh tế - xã hội sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Trong 6 tháng đầu năm, đã có 12 địa phương tăng trưởng âm.
Quyết liệt gỡ vướng mắc
Một thông tin tích cực, được Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao, là dù tình hình còn có nhiều khó khăn, nhưng các địa phương đã thể hiện rất rõ sự quyết liệt của mình và cam kết giải ngân hết vốn đầu tư công trong năm nay, đồng thời tiếp tục tháo gỡ vướng mắc cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Trong đó, đáng chú ý, TP.HCM, đầu tàu kinh tế của cả nước, đã cam kết tới ngày 15/10, giải ngân 80% vốn kế hoạch, cả năm giải ngân 95%. “Thành phố đã thực hiện nhiều biện pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, giao cơ quan chủ quản, chủ đầu tư phân loại dự án, nắm vững tiến trình từng dự án để có giải pháp cụ thể thích hợp đối với từng giai đoạn thực hiện của từng dự án. Hằng tháng, kiểm tra tiến độ thực địa các dự án, nghe báo cáo và tháo gỡ khó khăn ngay tại công trường”, bà Lê Thị Huỳnh Mai, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM nói.
Nhưng như thế dường như vẫn chưa đủ. Điều mà Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng yêu cầu toàn ngành, cũng như các địa phương, đó là phải quyết liệt vào cuộc, đeo bám từng công trình, từng dự án, từng nguồn vốn, kịp thời điều chuyển vốn từ dự án trì trệ sang dự án giải ngân nhanh, chủ động tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư toàn xã hội…
“Không chỉ là giải ngân vốn đầu tư công, chúng ta cần quan tâm đến cả các công trình, dự án của nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư tư nhân trong nước. Vốn đầu tư công chỉ chiếm 1/3 vốn đầu tư toàn xã hội. Thúc đẩy đầu tư các nguồn vốn ngoài nhà nước cũng chính là phương cách hữu hiệu để phục hồi kinh tế”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Nhiệm vụ cũng đã được người đứng đầu ngành kế hoạch và đầu tư giao các cán bộ của ngành là tiếp tục bám sát tình hình, dựa trên diễn biến của Covid-19, để có những tham mưu chính sách trúng, đúng và kịp thời.
làm sao tận dụng tốt nhất cơ hội của mình, khai thác hết được tiềm năng, lợi thế cho sự phát triển bứt phá, mạnh mẽ trong tương lai”.
Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
相关文章
Na Uy xây hầm tận thế chứa dữ liệu toàn nhân loại
Hầm chứa mới với tên gọi chính thức "Kho lưu trữ thế giới ở Bắc cực" nằm cách Bắc cực gần2025-01-25Thanh Hóa: Giăng dây điện đánh chuột khiến 1 người chết, 1 người bỏng nặng
Thanh Hóa: Bắt tạm giam đối tượng căng dây điện bẫy chuột làm 2 nam thanh niên tử vong Thanh Hóa: Cô2025-01-25Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh: Hành động vì cộng đồng doanh nghiệp
Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường trao đổi với Lãnh đạo Công ty CP Đại Tân Việt. Ảnh: T.H. Từ ý2025-01-25Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024. Ảnh: Dương Giang/2025-01-25- Huấn luyện viên Kim Sang-sik quyết tâm đánh bại Th&a2025-01-25
Phát động các cuộc thi về biên giới, biển đảo
Đại tá Phạm Tùng Lâm, Chính ủy BĐBP tỉnh phát động cuộc thi Các cuộc thi được tổ chức nhằm nâng cao2025-01-25
最新评论